Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt này thường được làm từ bắp của những chú trâu, bò nhà thả rông trên các vùng núi đồi Tây Bắc. Khi làm, người ta lóc các thớ thịt ra thành từng miếng kiểu con chì và thái dọc thớ, rồi hun bằng khói của than củi từ các núi đá. Với miếng thịt trâu thành phẩm, mùi khói gần như vẫn còn nguyên, song lại không gây khó chịu. Các kỹ thuật chế biến đều là bí quyết gia truyền, song sản phẩm khá thuần nhất. Người làm dùng cách tẩm ướp thịt với các gia vị khác như ớt, gừng, đặc biệt là mắc khén – một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc.

Cháo Ấu tẩu

Cháo Ấu tẩu hay còn gọi là cháo đắng, sỡ dĩ vậy vì nó được làm từ nguyên liệu là củ Ấu tẩu - một loại củ có độc tính cực mạnh. Nói như vậy bạn đừng giật mình bởi có độc tính mạnh tại sao lại làm thành món ăn. Củ Ấu tẩu nếu ăn trực tiếp thì có thể gây chết người nhưng qua bàn tay chế biến tài tình của đồng bào Tây Bắc nó lại trở thành món ăn bổ dưỡng , có ích cho sức khỏe. Củ ấu tẩu thường có ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Bề ngoài giống củ ấu miền xuôi, nhưng là 2 loại hoàn toàn khác biệt. Củ ấu tẩu mọc trên đá, rất cứng và độc. Trong y học, ấu tẩu có tác dụng chữa bệnh rất tốt, đặc biệt dùng ngâm rượu thuốc xoa bóp xương khớp.

Bánh cuốn Trứng

“Bánh cuốn trứng” một trong những món ăn khiến cho du khách không thể cưỡng lại được khi tới thăm vùng cao nguyên đá. Món ăn này khá khác so với những món ăn nơi xứ lạnh này. Đây là một “món lạnh”, dùng cùng chén nước lèo ninh xương nóng hổi, ngọt lừ. Là bánh cuốn nhưng lại không phải bánh cuốn vì món ăn này không chỉ có bánh cuốn và bát nước chấm đơn thuần như chúng ta hay ăn! Bánh cuốn ở đây được khi được tráng trên bếp được đập thêm trứng rồi dùng chính lớp bánh trắng ngần ấy gói lại. Khi ăn sẽ ăn kèm với một bát nước lèo nóng hổi thả giò trắng thơm ngon ở trong. Cái giá lạnh ở cao nguyên đá này chắc chắn sẽ bị thổi bay đi chỉ trong tích tắc.

Rêu nướng

Lâu nay, rêu đá chỉ được coi là một loại thủy sinh không nhiều tác dụng. Nhưng đối với người dân tộc Tày ở xã Xuân Giang tỉnh Hà Giang, thì rêu đá được coi là đặc sản trong ẩm thực của họ. Các món ăn được chế biến từ rêu đá còn được gọi là quẹ. Đây là một món ăn vừa ngon, vừa bổ, lại có hương vị rất riêng. Theo người dân địa phương, khi đi tìm rêu, họ thường chọn những bãi rêu lớn, bởi ở đó rêu vừa nhiều, vừa ngon. Rêu tươi đem về được vò đập thật kỹ cho sạch nhớt phù sa, sau đó có thể chế biến thành nhiều món. Rêu suối tuy nhiều, nhưng những loại rêu ngon rất ít và rêu ăn được có theo mùa, bởi vậy đối với bà con nơi đây rêu cũng là một món ăn quý.

Thắng cố Hà Giang

Hà Giang là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc được biết đến với nhiều phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng. Bên cạnh đó nơi đây còn là cái nôi của nhiều món ăn, đặc sản lạ và hấp dẫn. Một trong kho tàng ẩm thực đặc sản đó phải nhắc tới “Thắng Cố”, chúng được xem là món ăn ngon, lạ và thu hút bao khách du lịch từ miền khác đến thưởng thức. Thắng Cố là đặc sản chỉ có vùng miền núi mới có nên nhiều du khách từ dưới xuôi lên đều thích thú, một món ăn dân dã có sức hấp dẫn đến lạ kì. Theo các già bản người Mông kể lại thì thắng cố là biến âm từ tên gọi “Thảng cố”, nghĩa là canh xương

Thắng dền Đồng Văn

Bánh Thắng dền là một món ăn nổi tiếng ở Hà Giang thường được ăn trong những ngày đông. Thoạt nhìn bánh trông giống bánh trôi tàu nhưng tinh ý bạn sẽ cảm nhận được những điều khác biệt. Nguyên liệu làm bánh từ gạo nếp nương, rất thơm và dẻo. Gạo được người làm bánh vo thật sạch rồi ngâm nước qua một đêm để hôm sau mang đi xay bột nước. Sau đó sẽ đổ bột vào chiếc túi vải, treo trên cao, để qua đêm cho ráo nước, bột đặc mịn rồi mới đem nặn bánh. Mỗi viên bánh được nặn hình tròn, to bằng đầu ngón tay cái, sau đó cho vào nồi nước dùng luộc.

Xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc là món ăn quan trọng không thể thiếu của hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng cao nguyên Đồng Văn , đặc biệt là đồng bào dân tộc Tày, trong các dịp lễ tết, hội hè… Xôi ngũ sắc vì khác với các loại xôi thông thường, xôi ngũ sắc được tạo nên bởi năm loại xôi với năm màu khác nhau. Đó là màu đỏ, màu vàng, màu xanh, màu tím và màu trắng. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy xôi ngũ sắc tại các phiên chợ ở Hà Giang.Xôi ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành: Trắng là màu của kim, xanh là màu của mộc, đen là màu của thuỷ, đỏ là màu của hỏa, màu vàng là màu của thổ. 

Cơm lam Bắc Mê

Cơm lam là món ăn đặc sản truyền thống của cư dân vùng núi cao. Tuy nhiên với những ai đã được thưởng thức cơm lam Bắc Mê sẽ thấy hương vị khác biệt so với các vùng khác. ỹ thuật chế biến cơm lam cũng thật đơn giản và không tốn kém. Nguyên liệu là loại gạo nếp được trồng trên nương, ngâm kỹ trong nước. Dùng loại thân cây tre, trúc chặt từ trên núi mang về rồi chặt bỏ một đầu, gạo nếp được vo sạch, bỏ thêm chút muối, trộn đều, cho gạo vào ống tre rồi đổ nước vào ống sao cho vừa bằng với lớp gạo trên cùng, miệng ống được nút bằng lá chuối dong hoặc lá chuối tươi.

Lạp xưởng gác bếp

Để làm nhân lạp xường người ta chọn loại thịt nửa nạc nửa mỡ. Bởi nạc nhiều, lạp xường sẽ khô, sác; mỡ nhiều, lạp xường sẽ nhão, ăn mau ngấy nên loại thịt thích hợp nhất để làm lạp xường là thịt vai. Thịt được lạng bỏ lớp bì, thái miếng vừa phải, ướp muối, đường, bột ngọt. Và không thể thiếu một ít rượu trắng, một ít nước gừng và một ít quả mắc mật khô xay nhỏ ướp cùng. Theo kinh nghiệm của đồng bào nơi đây thì ướp thịt với rượu trắng và nước gừng như vậy khiến cho lạp xường sẽ có mùi thơm rất đặc trưng, để được lâu mà không bị hỏng. 

Gà đen H'mông

Gọi là gà Mông vì giống gà này được gầy giống và nuôi bởi đồng bào Mông được xem là đặc sản bản địa của người dân tộc thiểu số Mông ở vùng cao. Loại gà này có lông đen hoặc nâu đen. Da, thịt, nội tạng và xương đều có màu đen nhưng khác với gà ác. Thông thường, trong một bầy gà Mông chân chì, lông đen huyền, mồng đen…, chỉ vài chú gà có da, xương cũng cùng màu đen, còn thì da và xương của các anh em cùng bầy vẫn mang màu vàng trắng. Gà Mông thường được thực khách yêu thích so với những loại gà bình thường khách là vì thịt dai, ngon và bổ.Cách chế biến gà Mông cũng tương tự như những giống gà khác bằng các món như luộc chấm muối chanh ớt, nướng, nấu cháo hay dùng làm lẩu gà  đều ngon tuyệt. Không những thế gà Mông là sự lựa chọn số một hơn cả gà ác cho món tiềm thuốc bắc, hầm nấm Linh chi, tiềm sâm quý để làm  những vị thuốc chống suy nhược, bồi bổ, hồi phục sức khỏe.