Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hay còn gọi là lăng bác được xây dựng vào năm 1973 ngay tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi bác đã từng tổ chức rất nhiều cuộc họp cấp cao, quan trọng. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống. 

Xem tour liên quan

Chùa Một Cột

Chùa Một Cột hay còn gọi là Chù Mật được xây dựng trên một cây cột xung quanh là đầm sen nhỏ. Theo sự tích kể lại rằng, chùa Một Cột xây dựng theo giấc mơ của vùa Lý Thái Tông khi ông mơ thấy Phật bà Quan Âm ngội trên tòa sen dắt nhà vua lên tòa. Cũng có thể nói việc xây dựng chùa Một Cột theo giấc chiêm bao của ông thể hiện phần nào sự tôn thờ đối với Phật bà Quan Âm và cầu mong sự phù hộ của Phật bà cho dân chúng có được 1 cuộc sống yên bình.

Xem tour liên quan

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Bảo tàng Hồ Chí Minh nằm ngay trong khuôn viên của lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và ngay cạnh chùa Một Cột. Bảo tàng Hồ Chí Minh được thành lập vào năm 1990, đúng vào dịp kỷ niểm 100 năm ngày sinh của Người. Duy nhất bảo tàng Hồ Chí Minh lưu trữ nhiều di tích lịch sử có giá trị văn hóa cao về vị chủ tich đáng kính Hồ Chí Minh và việc người dân Liên Xô góp công sức xây dựng nên bảo tàng này cũng cho thấy tình bằng hữu khăng khít giữa hai nước Liên Xô – Việt Nam.

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu – Quốc Tử Giám(chữ Hán: 文廟 – 國子監) là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám đã được thủ tướng chính phủ chọn là khu di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc của Văn Miếu rất đa dạng bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. 

Xem tour liên quan

Nhà sàn Bác Hồ

Nơi ở của chủ tịch Hồ Chí Minh nằm giữa thủ đô Hà Nội. Nhà sàn nơi Bác đã sống và làm việc suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Sau khi Bác mất, nhà sàn đã trở thành khu di tích lịch sử đặc biệt, thu hút đông đảo khách nước ngoài đến tham quan trong đó có nhiều đoàn khách cấp cao, … Ngôi nhà mang một kiến trúc độc đáo kết hợp với văn hóa của người dân Việt Nam. Cả khuôn viên nhà Bác bao gồm vườn, ao cá, nhà sàn, và các khu phòng trưng bây những đồ vật của Bác. 

Bảo tàng Dân tộc học

Bảo tàng dân tộc học Việt nam là bảo tàng lưu trữ nhiều tư liệunhất về 54 dân tộc và các nghiên cứu về khoa học. Bảo tàng dân tộc học được thiết kế bởi nhà thiết kế Hà Đức Lịnh, người Tày. Với lối thiết kế cổ xem kẽ với nội thất hiện đại, bào tàng dân tộc học đã mang đến cho du khách chiêm ngưỡng một cái nhìn khác lạ về dân tộc Việt Nam.

Hoàng thành Thăng Long

Khu di tích lịch sử hoàng thành Thăng Long – Hà Nội có tổng diện tích là 18,395ha bao gồm các khu khảo cổ học và một số di tích còn sót lại như cột cờ Hà Nội, điện Kính Thiên, … khu di tích hoàng thành Thăng Long thuộc quận Ba Đình được giới hạn trong 4 khu phố là đường Phan Đình Phùng, đường Hoàng Diệu, đường Độc Lập và đường Nguyễn Tri Phương. Mặc dù trải qua nhiều năm và cũng có nhiều lần trùng tu, sửa đổi thế nhưng những di tích chính đặc biệt là Tử Cấm Thành thì vẫn còn giữ nguyên vẹn. 

Di tích nhà tù Hỏa Lò

Nhà tù Hỏa Lò là nơi giam giữ hàng trăm ngục tù thời kháng chiến chống Pháp. Hiện nay, nhà tù Hỏa Lò nằm trên phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội với tổng diện tích hơn 12000 m2. Nhà tù Hỏa Lò được coi là nhà tù khét tiếng, rùng rợn nhất Đông Nam Á. Cho đến nhà tù Hỏa Lò đã được trùng tu nhiều lần và được đưa vào quy hoạch để trở thành khu di tích của Việt Nam. Nhà tù Hỏa Lò xưa kia từng giam giữ nhiều các nhà chính trị, cách mạng lớn với vũ khí man rợ nhất của thực dân Pháp đó là cỗ máy chém khổng lồ. 

Phố cổ Hà Nội

Khu phố cổ Hà Nội đã có từ rất lâu đời và mang nhiều nét đặc trưng thu hút đông du khách từ mọi nơi đổ về. Xưa kia, khu phố cổ Hà Nội năm ngoài hoàng thành Thăng Long, cho đến nay đã được mở rộng thêm nhiều con phố mới. Mỗi con phố có một nghề đặc trưng, đó cũng chính là điểm hấp dẫn của phố cổ Hà Nội.

Chùa Quán Sứ

Hàng năm, cứ mỗi dịp tết đến, người dân khắp nơi lại có dịp đến chùa Quán Sứ để cầu chúc cho mọi người. Chùa Quán Sứ thờ Quan Âm và ở trong chùa còn thờ pho tượng hòa thượng Thích Thanh Tứ – trụ trì chùa. Chùa Quán Sứ được hoàn thàn vào thế kỷ 15 và được trùng tu lại vào thế kỷ 20.