Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh

Bảo tàng Văn hoá Sa Huỳnh. Địa chỉ: Số 149 Trần Phú, Hội An Đặc điểm: Trưng bày 216 hiện vật văn hoá Sa Huỳnh có niên đại trên dưới 2000 năm. Văn hoá khảo cổ được nhà khảo cổ người Pháp Côâlani (M. Colani) đặt tên (1936) theo địa danh trên bờ đầm An Khê, nam tỉnh Quảng Ngãi, thuộc sơ kì thời đại sắt, tồn tại trong khoảng nửa sau thiên niên kỉ 1 tCn. đến đầu Công nguyên. Năm 1906, Vinê (M. Vinet) đã dùng khái niệm một kho chum để thông báo về việc phát hiện hơn 200 chiếc, cao trung bình 0,80 m, vùi sâu trong cồn cát ven biển Quảng Ngãi.

Bảo tàng gốm sứ mậu dịch Hội An

Bảo tàng gốm sứ mậu dịch Hội An – Địa chỉ: Số 80 Trần Phú, Hội An.
Được xây dựng từ năm 1995, lưu giữ trên 430 hiện vật gốm sứ có niên đại từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 18. Được xây dựng vào năm 1995, bảo tàng lưu giữ trên 430 hiện vật gốm sứ có niên đại từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 18. Hầu hết các hiện vật là gốm sứ mậu dịch có nguồn gốc từ Trung Cận Đông, Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam… minh chứng cho vai trò quan trọng của thương cảng Hội An trong mạng lưới mậu dịch gốm sứ trên biển vào các thế kỷ trước, đồng thời cũng cho thấy quan hệ giao lưu văn hoá- kinh tế quốc tế đã từng diễn ra rất mạnh mẽ ở Hội An.

Chùa Hải Tạng

Chùa Hải Tạng là một ngôi cổ tự trên đảo Cù lao Chàm, Hội An, Quảng Nam. Chùa được xây dựng vào năm 1758 (năm Cảnh Hưng thứ 19). Chùa tọa lạc sát chân núi phía tây của Đảo Hòn Lao, lưng tựa vào núi, mặt nhìn ra một thung lũng nhỏ là cánh đồng lúa duy nhất của Cù lao Chàm. Chùa Hải Tạng thờ Phật và thánh thần, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của ngư dân trong vùng và cũng là nơi thương thuyền các nước tín ngưỡng Phật giáo ghé vào hành lễ, cầu nguyện. Thoạt tiên, chùa được xây dựng cách vị trí hiện nay khoảng 200m về hứơng đông bắc, về sau do mưa bão làm hư hại nên năm 1848 (Tự Đức nguyên niên), một số ngư dân và thương gia hiệp lực xây dựng lại ngôi chùa ở vị trí ngày nay. Chùa được tường thành bằng đá bao bọc xung quanh để ngăn trăn và rắn độc. Tam quan chùa cao 5m, rộng 1,5m, dài 6m. Tên chùa Hải Tạng: Hải là biển, Tạng là Tam tạng kinh điển, với ý nghĩa chùa là nơi hội tụ kinh Tam Tạng mênh mông như biển cả. Đặc biệt trong chùa còn lưu giữ một quả đại hồng chung, trên chuông có một con rồng mang phong cách những năm đầu thời Lê sơ, như vậy quả chuông này có thể có niên đại trước cả thời điểm xây dựng chùa. Hiện tại chùa không có sư trụ trì mà chỉ có một cặp vợ chồng già trông nom hương khói. Chùa Hải Tạng còn là một điểm tham quan khi du lịch Cù lao Chàm.

Phố Cổ Hội An

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18. Hội An có 7 km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch và 01 ngư trường khá rộng với nguồn hải sản khá dồi dào, có đảo Cù Lao Chàm (rộng 1.591 ha) với nguồn đặc sản Yến Sào nổi tiếng, đồng thời là nơi rất thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái ( Biển- Đảo ).

Xem tour liên quan