Tip du lịch Cần Thơ

Thông tin chung: 2

Điểm tham quan: 323

Vui chơi giải trí: 108

Đặc sản: 185

Mua sắm: 83

Lễ hội: 100

Bệnh viên: 54

Khái quát về Cần Thơ

1. Tổng diện tích:  1.401,61 km2  (2012)

2. Dân số:  1.214.100 người  (2012)

3. Vị trí: Nằm ở vùng hạ lưu của Sông Mê Kông và ở vị trí trung tâm đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km, cách thành phố Cà Mau hơn 150 km, cách thành phố Rạch Giá gần 120 km, cách biển khoảng hơn 80 km theo đường nam sông Hậu (quốc lộ 91C).

4. Dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer,...

5. Vùng: Vùng đồng bằng sông Cửu Long

6. Mã điện thoại: 71

7. Mã bưu chính: 92xxxx

Cần Thơ là một thành phố trực thuộc trung ương, nằm bên hữu ngạn của sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Ngày 24 tháng 6 năm 2009, thành phố Cần Thơ chính thức được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là đô thị loại 1 của Việt Nam thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam.

Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Cùng phát triển với những thăng trầm của lịch sử dân tộc Việt Nam, vùng đất Trấn Giang đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính[5].Thời Nhà Nguyễn Cần Thơ là đất cũ của tỉnh An Giang. Thời Pháp thuộc, Cần Thơ được tách ra thành lập tỉnh, một thời được mệnh danh là Tây Đô, và là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Đến Thời Việt Nam Cộng Hoà, tỉnh Cần Thơ đổi thành tỉnh Phong Dinh. Sau năm 1975, tỉnh Phong Dinh, tỉnh Ba Xuyên và tỉnh Chương Thiện hợp nhất để thành lập tỉnh Hậu Giang, trong đó thành phố Cần Thơ là tỉnh lỵ. Đến cuối năm 1991, tỉnh Hậu Giang lại chia thành hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Thành phố Cần Thơ là tỉnh lỵ tỉnh Cần Thơ. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc Hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11, tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang.

Cần Thơ là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông; là trung tâm kinh tế, văn hóa, đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước. Câu ca dao:  “Cần Thơ gạo trắng nước trong/ Ai đi tới đó lòng không muốn về" đã phần nào nói về một vùng đất trù phú, sầm uất, được gọi là Tây Đô - thủ phủ miền Tây - nơi đô hội nhất vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, mang đậm nét văn hóa phương Nam. 

Nói đến đây cũng chính để khẳng định rằng, con người và cảnh vật nơi đây luôn mến khách, và luôn mang lại cảm giác như chính họ đang ở nhà mình vậy. Con người Miền tây chịu khó, lam lũ, vất vả, nhưng trong họ lúc nào cũng nở nụ cười  tự hào về quê hương của mình. Du khách đến Cần Thơ không thể không tới bến Ninh Kiều bên bờ Sông Hậu hiền hòa và thơ mộng, để thả mình vào cuộc hành trình mới trên sông nước khá thú vị, và đầy kỷ niệm. Không chỉ được thưởng thức sản vật của Cần Thơ, Mà còn được biết nét sinh hoạt độc đáo cộng đồng nơi đây. Cái rộn ràng, lam lũ mà lãng mạn này đã tồn tại cả trăm năm nay.

Từ đây du khách có thể tiếp tục cuộc hành trình về các cù lao, cồn xóm, len lỏi qua những miệt vườn trĩu nặng hoa trái, những vuông tôm, bè cá, qua những cánh đồng lúa vàng thẳng cánh cò bay để cảm nhận sự hào phóng của thiên nhiên và sức lao động bền bỉ của bao thế hệ người dân đất phương Nam.

Với hệ thống kênh rạch chằng chịt, Cần Thơ được ví như “đô thị miền sông nước”. Bồng bềnh trên sông có thể giúp du khách phá tan cái bức bối của cuộc sống hằng ngày. Du khách có thể dừng chân ở các cù lao như: Tân Lộc,  cồn Sơn, cồn Khương, cồn Ấu...  Ngoài ra bạn cũng có thể dùng chân tại các vườn trái cây như Vườn du lịch Thủy Tiên, vườn du lịch Mỹ Khánh, vườn du lịch Phong Điền, Bình Thủy. Bến Ninh Kiều với nhiều loại cây kiểng quý, hoa đẹp kéo dài từ vàm rạch Cái Khế đến tận nhà lồng chợ cổ vừa mới trùng tu. Đây là nơi giao thoa giữa sông Hậu và sông Cần Thơ. 

Chợ nổi Cái Răng, chợ Nổi Phong Điền là nơi du khách không thể bỏ qua khi đến vùng đất này. Chợ mua bán trên sông một nét sinh hoạt đặc trưng văn hóa Nam bộ. Tờ mờ sáng, hàng trăm ghe hợp lại thành chợ trên một khúc sông. Chợ bán đủ loại các sản phẩm miệt vườn được treo trên một cây sào cắm trước mũi ghe gọi là “cây bẹo”. Người mua chỉ cần nhìn vào “cây bẹo” là biết ngay ghe bán thứ gì. Ngoài việc tham quan, mua những sản phẩm xanh tươi, du khách có dịp gần gũi tâm sự với những người gọi là “dân thương hồ”.Vườn cò Bằng Lăng với hàng chục ngàn con sinh sống trong vườn, chen chúc đậu trên những tán cây cao tạo thành cảnh quan độc đáo. 

Bên cạnh đó du khách có thể đến thăm những khu di tích lịch sử, văn hoá như Chùa Ông, Chùa Nam Nhã, hay Đình Bình Thuỷ, tại đây vào dịp lễ Thượng Điền và lễ Hạ Điền rất nhộn nhịp với các trò chơi dân gian thu hút nhiều du khách, đây cũng là lễ hội thể hiện lòng tri ân của người nông dân với Thổ thần trước và sau mùa thu hoạch.Đến Cần Thơ du khách còn có dịp thưởng thức đặc sản đất Tây Đô như: Nem Cái Răng, Bánh tráng Thuận Hưng, Dâu Hạ Châu, Bánh tét ba màu,…

Chợ nổi Cái Răng là chợ nổi chuyên trao đổi, mua bán nông sản, các loại trái cây, hàng hóa, thực phẩm, ăn uống và là điểm tham quan đặc sắc của quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.Nét độc đáo và đặc điểm chính của chợ nổi Cái Răng là chuyên buôn bán các loại trái cây, đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thuở xưa, chợ nổi hình thành là vì đường bộ và phương tiện lưu thông đường bộ chưa phát triển, trong khi đó nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, người ta tụ tập trên sông và bằng các phương tiện như xuồng, ghe, tắc ráng.... Ngày nay, dù mạng lưới giao thông đường bộ đã phát triển rộng khắp nhưng chợ nổi vẫn tồn tại và phát triển ngày một sầm uất hơn.

Xem tour liên quan

Cách thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, gần 100 km, rừng tràm Trà Sư cách biên giới Việt Nam – Campuchia khoảng 10 km. Rừng có 140 loài thực vật, trong đó chủ yếu là tràm bao phủ hầu hết diện tích. Rừng tràm thường nằm trên tuyến du lịch liên hoàn với các khu du lịch núi Cấm, núi Sam, chùa Bà tại tỉnh An Giang.

Xem tour liên quan

Nằm bên bờ sông Hậu, đoạn chảy qua thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang có 7 làng Chăm của cộng đồng người Chăm ở miền Nam - Việt Nam. Những năm gần đây, cùng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước các cấp, đời sống người Chăm ở Châu Đốc, An Giang đã có những chuyển biến tích cực thông qua việc đầu tư hạ tầng cơ sở, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc... cuộc sống và sinh hoạt của người Chăm nơi đây được hòa đồng cùng các dân tộc khác tại địa phương.

Xem tour liên quan

Trong những điểm dừng chân của du lịch thành phố Cần Thơ, Phong Điền nổi trội với 5 khu du lịch sinh thái vườn và vô số vườn cây gia đình sẵn sàng đón mời khách. Đến đây, du khách thật sự hít thở bầu không khí trong lành, thư thả dạo chơi trong vườn cây bóng mát và ngã lưng đong đưa trên chiếc võng tận hưởng giây phút yên bình của miền quê sông nước.
.

Vườn cò Bằng Lăng – một trong những sân chim lớn nhất nơi miệt vườn chín dòng sông. Trên đường từ Cần Thơ về thành phố Long Xuyên (An Giang), qua khỏi thị trấn Thốt Nốt chừng 5km là đến vườn cò Bằng Lăng. Đi dọc theo bờ sông nhỏ, dưới những hàng cây rợp bóng trước một vùng nước trắng mênh mông như biển, đó là ruộng lúa đã gặt xong vào mùa nước nổi. 

Đến với Tp Cần Thơ, ngoài những điểm tham quan như Chợ Nổi, vườn Sinh Thái,…thì chúng ta đừng quên một điểm tham quan khá nổi tiếng tại Cần Thơ đó là Nhà Cổ tại Bình Thủy.,Ngôi nhà 5 gian, 2 mái này cân xứng âm dương với các hạng mục kiến trúc độc đáo làm toát lên nét cao quý, bề thế được gia đình họ Dương xây dựngvào năm 1870.
 

"Cần Thơ có bến Ninh Kiều
Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân"...
Bến Ninh Kiều nay được người dân xứ Tây Đô gọi là công viên Ninh Kiều, là một bến nước, địa danh du lịch và văn hóa được hình thành từ thế kỷ 19, có nghiên cứu cho rằng từ thời Gia Long.
Bến Ninh Kiều, nơi nhìn ra dòng Hậu Giang đỏ nặng phù sa, nằm ở vị trí đắc địa, giao thoa hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, gần trung tâm thành phố Cần Thơ

 

Nằm ngay trung tâm thành phố Cần Thơ, nhìn ra Bến Ninh Kiều lộng gió, chùa Ông - còn có tên Quảng Triệu Hội Quán - là ngôi chùa cổ hiếm hoi của thành phố Cần Thơ giữ được nguyên hiện trạng từ ngày lập chùa. Công trình 114 tuổi mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc Hoa này được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993.
 

Ai đã một lần đến thành phố Cần Thơ (Tây Đô) chắc không thể bỏ qua cơ hội ghé thăm chùa Nam Nhã, còn gọi là chùa Minh Sư hay Đức Tế Phật Đường, nằm cách trung tâm thành phố 5 km về phía bắc. Ngôi chùa này nổi tiếng không chỉ về vẻ đẹp kiến trúc, mà còn bởi lịch sử hình thành và phát triển của nó gắn liền với phong trào cách mạng của nhân dân và tinh thần bất khuất của một số sĩ phu, văn thân yêu nước trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
 

Từ Thành phố Cần Thơ, xuôi dòng sông Hậu về phía hạ lưu cách thị trấn Trà Ôm không đầy một cây số, chúng ta sẽ thấy ở Tản Nhạn có một ngôi chùa cổ đứng giữa những tán tre già. Đây là một di tích có tầm quan trọng đặc biệt đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX cũng như lịch sử Cách mạng của tỉnh Vĩnh Long và khu Tây Nam Bộ thời chống Mỹ.
 

Khu du lịch Phù Sa Cần Thơ

Địa chỉ: Khu vực 1, Cồn Ấu, Phường Hưng Phú, Quận Cái Răng, Cần Thơ.
Khu du lịch Phù Sa Cần Thơ  - một khu du lịch sinh thái Cần Thơ khá nổi tiếng, gắn với món lẩu bần Phù Sa nức danh, mà những du khách thích thưởng thức ẩm thực miền sông nước không hề xa lạ.
Muốn đến thăm Khu du lịch này, xuất phát từ Bến Ninh Kiều, du khách chỉ mất khoảng 10 phút đi tàu vượt sông Hậu đến cồn Ấu là đã tới nơi. 

Câu lạc bộ Thể thao dưới nước

Địa chỉ: Khu bãi bồi cồn Cái Khế, Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ        
CLB Thể thao dưới nước đầu tiên ở ĐBSCL này đang là điểm nhấn lý tưởng cho các tour du lịch khi đến đất Tây Đô. Những hoạt động hấp dẫn tại CLB Thể thao dưới nước gồm có: chèo thuyền kayak, lướt ván buồm, thuyền buồm, lướt ván wakeboard, kéo phao chuối, mô tô nước 1 người, mô tô nước 2 người... Các trò chơi chỉ từ 20.000 đ/lượt/người, áp dụng chung một giá cho mọi đối tượng (người lớn, trẻ em, khách nước ngoài) nên rất hút khách. Trong khu vực của CLB, ngoài bãi tắm miễn phí, Công ty cũng không thu phí đối với các hoạt động thể thao trên cạn bao gồm: bóng chuyền bãi biển (2 sân), bóng rổ, bi sắt, bóng đá mini. 

Khu du lịch Mỹ Khánh

Địa chỉ: 335 lộ Vòng Cung, Mỹ Khánh, Phong Điền, TP Cần Thơ.          
Làng Du Lịch Mỹ Khánh thuộc huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ là điểm đến hấp dẫn và là điểm du lịch tiêu biểu ở Đồng bằng sông Cửu Long, nằm cách trung tâm TP.Cần Thơ 10km, trên tuyến Lộ Vòng Cung lịch sử và ở giữa hai chợ nổi Cái Răng và Phong Điền, là nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa sông nước miệt vườn với nhiều chủng loại trái cây đặc sản, bốn mùa trĩu quả và nhiều chương trình ẩm thực phong phú, đậm chất Nam bộ và nhiều nhà hàng có số ghế ngồi phù hợp nhu cầu của khách,hội trường 350 chỗ ngồi với đầy đũ trang thiết bị, có đội tàu và du thuyền chuyên phục vụ tham quan chợ nổi,ăn uống trên tàu. Đến với Làng Du Lịch Mỹ Khánh, quý khách thỏa sức khám phá, tìm hiểu về đời sống cư dân miệt vườn như: tham quan Nhà cổ Nam bộ , thưởng thức chương trình văn nghệ “Đờn ca tài tử”, “Một ngày làm Điền Chủ” với bữa cơm điền chủ, “Một ngày làm nông dân”, “Tát mương bắt cá…”, tham quan Làng nghề văn hóa truyền thống, vườn cây ăn trái, các dịch vụ tại chỗ như đi xe ngựa, bơi thuyền, Taxi điện, đua heo, đua chó, xiếc khỉ, câu cá sấu…và nhiều chương trình khác theo yêu cầu của quý khách.

Trung tâm Sense City

Địa chỉ: Số 1 Đại Lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ          
Trung tâm Thương mại Sense City Cần Thơ được tích hợp đa dạng các sản phẩm và dịch vụ trong không gian mua sắm hiện đại, được bố trí hài hòa giữa các nhóm ngành hàng thời trang, mỹ phẩm, trang sức, phụ kiện, đồ dùng gia đình, khu vui chơi giải trí và Khu ẩm thực Foodcourt đa vùng miền…. 

Gony Spa & Café Lounge

Địa chỉ: số 8-10-12 đường Nguyễn An Ninh - quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ        
Tọa lạc ngay tại Bến Ninh Kiều, nay gọi là Công viên Ninh Kiều là một bến nước và là địa danh du lịch, văn hóa và là biểu tượng về nét đẹp thơ mộng của cả Thành phố Cần Thơ, hấp dẫn du khách bởi phong cảnh sông nước hữu tình và vị trí thuận lợi nhìn ra dòng sông Hậu. Nhà hàng & Spa GONY được thiết kế theo phong cách Mỹ hiện đại. Với không gian rộng lớn sang trọng nhưng không kém phần gần gũi, ấm cúng và hữu tình. 

Trung tâm vui chơi giải trí Kid's Home

Địa chỉ: Tầng 2 siêu thị Nguyễn Kim - đường 30/4 - quận Ninh Kiều, thành phố Cần thơ      
Khu Vui Chơi Giải Trí Kid's Home Cần Thơ là một trong những đơn vị hàng đầu về lĩnh vực vui chơi giải trí tại Cần Thơ. Khu vui chơi bao gồm nhiều hoạt động giải trí phong phú dành cho trẻ em và quý phụ huynh. Nằm trong TT Mua Sắm Sài Gòn Nguyễn Kim, Kid's Home luôn đảm bảo không gian vui chơi an toàn cho các bé và mạng lại sự yên tâm cho quý phụ huynh khi đưa con đến vui chơi.

Patin Club

Địa chỉ: 2A Đại lộ Lê Lợi, Quận Ninh Kiều TP.Cần Thơ

Bánh tét lá cẩm

Ở Cần Thơ, bánh tét ngon nhất thuộc về gia tộc họ Huỳnh ở Bình Thuỷ. Con cháu họ Huỳnh đã làm cho đòn bánh tét độc đáo hơn bằng cách nấu lá cẩm lấy nước xào nếp dẻo với nước cốt dừa và dùng thịt, trứng vịt muối làm nhân.Muốn bánh ngon phải lựa nếp thật tốt, không lẫn gạo tẻ mới làm cho đòn bánh dẻo, ngâm với lá cẩm để có màu tím tự nhiên. 

Nem nướng Cái Răng

Nem nướng thì vùng đất nào cũng có, nhưng mỗi nơi lại mang một hương vị, sắc thái riêng gắn với con người và thổ nhưỡng nơi đó. Bên bờ kinh Cái Răng từ hơn nửa thế kỷ trước đã nổi lên một đặc sản nem do chính tay người phụ nữ mà dân trong vùng gọi là Tư Khem sáng tạo nên. Nem Cái Răng không chỉ nổi danh trong thời gian đó mà lưu lại cho đến hôm nay, cho biết bao người khi đến vùng đất này phải tìm mà thưởng thức cho thỏa lòng.
 

Chuối nếp nướng

Ở đâu thì người bán cũng nướng khoai, nướng chuối, nướng ngô theo cùng một kiểu, còn chuối nếp nướng lại khác. Sài Gòn thì trái chuối nếp thon dài, Mỹ Tho thì trái to bự ăn một quả là căng bụng, còn ở Cần Thơ, trái chuối nướng be bé, xinh xinh, không thon dài mà cũng không mập. Chuối nếp nướng ngon là những trái có màu nâu giòn của lớp nếp ngoài, màu trắng mềm của lớp nếp trong, màu vàng vừa chín tới của trái chuối không hề nhũn.

 

Ốc nướng tiêu

Ốc được luộc sơ cho rồi bỏ lên lửa than nướng, vừa nướng vừa bỏ nước mắm đã làm sẵn gia vị như tiêu, tỏi, bột ngọt… khi thấy nước bên trong con ốc sôi lên, hơi cạn xuống thì cho vào đĩa lót rau răm thơm phức. Ốc nướng như vậy rất vừa ăn, hơi cay, vừa ngọt mặn, vừa giòn, ăn thịt rồi mà húp nước ốc cũng rất tuyệt. Hoặc ốc được nướng tươi sống trong lúc nướng cho nước mắm, lại có vị chua cay gia vị vào, nướng cho đến khi hơi khét vỏ thì mùi thơm của nó càng hấp dẫn hơn, khi ăn rất giòn.

Bánh cống

Bánh cống là thứ bánh dân dã, đã rẻ lại ngon, ai đã ăn một lần không dễ quên.
Cái cống để đổ bánh là một vật dụng nhỏ và sâu lòng, hình dáng tựa như cái phin cà phê, lại có tay cầm dài như cái muôi múc canh. Nguyên liệu chính để làm bánh là bột, đậu xanh và tôm. Bột pha chế qua nhiều công đoạn. Ba phần gạo, một phần nếp, ngâm một đêm rồi xay mịn. Sau khi lọc bột gạo nếp trong một túi vải cho ráo nước, người ta lại pha vào bột gạo nếp này một phần ba bột mì loại ngon, thêm nước, hành lá cắt nhỏ và gia vị. 

Bánh tầm bì

Hương vị bánh tầm bì ở Cần Thơ rất đặc biệt: bánh được hấp trong cái xững trên bếp than, nên luôn nóng hổi. Những sợi bì óng ánh tươm mỡ, thơm ngon. Còn nước mắm thì vàng sóng sánh, trong vắt. Cái vị béo của nước cốt dừa luôn hoà quyện vào những sợi bánh tầm trắng phau đi cùng rau, giá, dưa chua Còn nếu thêm chút xíu mỡ hành nữa thì quá lại tuyệt vời. Một món ăn sáng vừa rẻ tiền, lại vừa giản dị. Cho dù đi nơi đâu, hay là người Cần Thơ xa quê hương sẽ luôn nhớ về hương vị ấy.

Bánh hỏi - heo quay Phong Điền

Đến vùng đất Cần Thơ, nếu có dịp ghé thăm Phong Điền với những vườn trái cây trĩu quả, tham gia tour dã ngoại một ngày tập làm nông dân với các họat động như hái rau vườn, bơi thuyền và giăng lưới bắt cá khách phương xa đừng quên ghé Nhà vườn Minh Cảnh, thưởng thức bánh hỏi – heo quay ngon tuyệt do chính nhà vườn làm ra.

 

Bánh xèo

Ở miền Tây, người ta không gọi là “làm” bánh xèo mà là “đổ” bánh xèo. Khi đổ, người ta múc một chén bột đổ vào một chảo gang nóng bừng, nghe “xèo” một tiếng, cái tên bánh "xèo" cũng có lẽ khởi nguồn từ âm thanh vui tai ấy. Loại bột để làm bánh xèo là bột gạo pha nước cốt dừa, nghệ củ cho có màu vàng tươi và một ít hành lá thái mỏng tạo màu xanh non nổi bật trên chiếc bánh vàng rộm sau khi đổ.
 

Lẩu bần

Sự hấp dẫn của lẩu bần không chỉ nằm ở cái tên “trái bần” đồng quê dân dã mà chính là hương vị rất đặc trưng của món ăn. Vị chua của lẩu bần rất thanh và dịu. Nồi lẩu ngon, phải dùng bần chín bởi bần sống sẽ làm cho nồi lẩu có vị chát. Cũng có thể biến tấu các loại thực phẩm chính để nấu lẩu bần. Tùy theo mùa, đó có thể là các loại cá da trơn như cá tra, cá ba sa, cá ngát hoặc cá điêu hồng... sang hơn khách có thể thưởng thức món lẩu bần nấu ba ba, cua đinh. Vào mùa nước nổi, rau ăn kèm với lẩu bần ngoài bông so đũa, bắp chuối hột, cọng bông súng và một số loại rau canh chua thông thường khác như bông điên điển, rau muống…

Cá lóc nướng trui

Đây là món ăn có từ khi đất phương Nam được khai phá. Cá lóc nướng với rơm mang vị ngon đậm đà, là món ăn mà du khách thập phương đến với Cần Thơ đều muốn thưởng thức. Cá lóc nướng phải đợi đến sau mùa nước nổi thì cá mới béo, ngon. Nên chọn những con cá lóc cỡ cườm tay để cá có thể chín đều khi nướng. Lấy một thanh tre, đâm xuyên thanh tre từ đầu cá đến tận đuôi cá - Cắm thanh tre xuống đất để đầu cá hướng xuống, chất rơm rạ xung quanh, đốt lủa nướng cá đến khi tàn rơm thì cá chín. Chuẩn bị sẵn lá sen, lá chuối... làm mâm đặt cá chín lên. Dùng cá với các loại rau sống chấm muối hột đâm nhỏ với ớt hiểm, ớt sừng trâu hoặc pha nước mắm tỏi ớt, công phu hơn thì làm chén mắm nêm... Ăn món này người ta thường thích dùng tay để bốc mới cảm nhận hết vị hương đồng dân dã...

7/7 âm lịch hàng năm 
Những ngày rằm hàng tháng đều có lễ cúng thánh thần. 
Ngày lễ lớn trong năm là mùng 7 tháng 7 âm lịch có “Lễ Vu Lan” kéo dài từ 2 -3 ngày. Ngoài ra, còn có các ngày vía (theo ngày âm lịch): ngày 2/2 ngày vía ông Bổn, ngày 23.3 lễ vía Thiên Hậu Thánh mẫu, ngày 13/ 5 lễ vía Quan Bình; ngày 24/ 6 lễ vía Ông còn gọi là lễ vía Quan Thánh Đế; ngày 30/ 10 lễ vía Quan Châu. 
 

15/4 và 15/12  âm lịch hàng năm
Hàng năm, tại Đình Bình Thủy, ngoài các lễ cúng tế vào ngày rằm mỗi tháng và Tết Nguyên Đán, đình còn có 2 kỳ lễ hội lớn gắn liền dấu ấn sản xuất nông nhiệp, được tổ chức long trọng:
Lễ Hạ điền: Cúng đất đai bắt đầu vụ mùa mới (rằm tháng 4 Âm lịch).
 

Ngày 13, 14, 15 tháng ba âm lịch hàng năm
Hàng năm vào ngày 13,14,15 tháng 3 âm lịch đông đảo đồng bào người Khmer Nam Bộ nhất là các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang lại nô nức đón mừng lễ Cholchonam Thomay. Ngày lễ này được xem như ngày tết cổ truyền của dân tộc Khmer, mang nhiều tên gọi khác nhau như lễ vào năm mới hay lễ chịu tuổi. Nếu năm nào rơi đúng vào năm nhuận thì ngày bắt đầu của lễ hội lùi lại một ngày.
 

Bệnh viện trung ương Cần Thơ

Địa chỉ: 315 Nguyễn Văn Linh, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0710 3815278/   (84-710) 3 820 071
Khoa Cấp Cứu Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ được tách ra từ Khoa Khám Bệnh và có quyết định thành lập ngày 22/08/2008 thành một khoa độc lập. BS Trưởng khoa đầu tiên là Ths.BS. Nguyễn Minh Vũ ,hiện nay là Trưởng phòng KHTH kiêm Trưởng khoa Khám Bệnh. 

Bệnh viện đa khoa Cần Thơ

Địa chỉ: Đường Châu Văn Liêm, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại:
Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ tọa lạc trên đường Châu Văn Liêm, Q.Ninh Kiều với diện tích xây dựng trên khu đất gần 2,5 hecta, tổng diện tích sàn sử dụng gần 50.000m2. Công trình với quy mô 500 giường bệnh, có tổng nguồn vốn đầu tư là 850 tỷ đồng; được nhà thầu Hàn Quốc thiết kế gồm: 10 tầng làm việc, 

Bệnh viện nhi đồng Cần thơ

Địa chỉ: số 204, đường Trần Hưng Đạo, quận Ninh Kiều, thành phố Cần thơ
Điện thoại: 071 731004
Bệnh viện Nhi đồng được thành lập ngày 13 tháng 9 năm 1979. Là Bệnh viện hạng I chuyên ngành Nhi khoa, khám, điều trị chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ em từ 0 - 15 tuổi tại TP. Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu long, với qui mô 200 giường bệnh, 16 khoa, phòng và 240 cán bộ công nhân viên trong đó trên 60% bác sĩ có trình độ sau Đại học.