Tip du lich Đà Lạt

Thông tin chung: 2

Điểm tham quan: 323

Vui chơi giải trí: 108

Đặc sản: 185

Mua sắm: 83

Lễ hội: 100

Bệnh viên: 54

Đà Lạt là thành phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng nằm trên Cao nguyên Lâm Viên thuộc vùng Tây Nguyên của nước Việt Nam. Thành Phố Đà Lạt cách Biên Hòa (Đồng Nai) 278km, Hà Nội 1.481km, Tp. Hồ Chí Minh 293km, Nha Trang (Khánh Hòa) 205km.Về hàng không, Lâm Đồng có chuyến bay Đà Lạt – Tp. Hồ Chí Minh và ngược lại. Lâm Đồng có đường bộ chính là quốc lộ 20 chạy xuyên qua tỉnh từ Đà Lạt, Bảo Lộc, Di Linh, Ma Đa Gui tới Đồng Nai.

Đà Lạt là thành phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng nằm trên Cao nguyên Lâm Viên thuộc vùng Tây Nguyên của nước Việt Nam. Thành Phố Đà Lạt cách Biên Hòa (Đồng Nai) 278km, Hà Nội 1.481km, Tp. Hồ Chí Minh 293km, Nha Trang (Khánh Hòa) 205km.
Về hàng không, Lâm Đồng có chuyến bay Đà Lạt – Tp. Hồ Chí Minh và ngược lại. Lâm Đồng có đường bộ chính là quốc lộ 20 chạy xuyên qua tỉnh từ Đà Lạt, Bảo Lộc, Di Linh, Ma Đa Gui tới Đồng Nai. Ngoài ra tỉnh còn nằm trên trục đường quốc lộ 27: Tp.Phan Rang Tháp Chàm (Ninh Thuận) – Lâm Đồng – Đắk Lắk (Buôn Ma Thuột), trục đường 28: Bình Thuận – Lâm Đồng (Di Linh) – Đắk Nông.

Với độ cao 1.500 mét so với mực nước biển và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm. Lịch sử hơn một thế kỷ cũng để lại cho thành phố một di sản kiến trúc giá trị, được ví như một bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ 20. Những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú giúp Đà Lạt trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, mỗi năm thu hút hàng triệu du khách tới thăm viếng và nghỉ dưỡng. Đà Lạt còn là một trung tâm giáo dục và nghiên cứu khoa học, một thành phố đa dạng về tôn giáo với sự hiện diện của hàng trăm ngôi chùa, nhà thờ, tu viện... một vùng nông nghiệp trù phú đặc biệt với những sản phẩm rau và hoa. Nhờ khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và di sản kiến trúc phong phú, Đà Lạt còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như "Thành phố mù sương", "Thành phố ngàn thông", "Thành phố ngàn hoa", "Xứ hoa Anh Đào" hay "Tiểu Paris".Mặc dù là một đô thị du lịch nổi tiếng, nhưng Đà Lạt lại là một thành phố thiếu vắng các địa điểm văn hóa, giải trí đa dạng. Quá trình đô thị hóa ồ ạt khiến thành phố ngày nay phải chịu nhiều hệ lụy. Nhiều cánh rừng thông dần biến mất, thay thế bởi các công trình xây dựng hoặc những vùng canh tác nông nghiệp. Do không được bảo vệ tốt, không ít danh thắng và di tích của thành phố rơi vào tình trạng hoang tàn, đổ nát. Sự phát triển thiếu quy hoạch trong những thập niên gần đây khiến kiến trúc đô thị Đà Lạt chịu nhiều biến dạng và trở nên nhem nhuốc. Trong khắp thành phố, nhiều ngôi biệt thự cùng không ít những công trình kiến trúc chịu sự tàn phá của thời gian mà không được bảo tồn, gìn giữ.

Năm 1929, một ngôi chợ bằng cây, lợp tôn gọi là “Chợ cây” được dựng lên tại vị trí Rạp chiếu bóng 3 tháng 4 ở Khu Hòa Bình hiện nay.Năm 1937, sau một trận hỏa hoạn lớn, Công ty SIDEC xây dựng một ngôi chợ mới bằng gạch để thay thế “Chợ cây”.Năm 1958, chợ Đà Lạt hiện nay được khởi công xây dựng trên một vùng đất sình lầy trồng xà-lách-son (cresson), do kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức thiết kế, nhà thầu Nguyễn Linh Chiểu thi công, hoàn thành vào năm 1960.

Chùa Sư nữ Linh Phong cách thành phố Đà Lạt khoảng 4km về hướng Đông Nam (Trại Hầm). Chùa được xây dựng trên một đỉnh núi nhỏ cao vút ẩn hiện giữa ngàn thông vi vu lộng gió.
Khởi đầu, năm 1944, chùa là một niệm Phật đường mái tôle vách ván đơn sơ, cheo leo trên chóp núi, do Hòa thượng Thích Bích Nguyên chủ trì.Năm 1948 đến 1962, Sư bà Thích Nữ Từ Hương trùng tu và xây dựng nên Linh Phong Ni Tự, một ngôi chùa trang nghiêm, tráng lệ như ngày nay... 

Cách Hòa Bình hơn 700m về hướng Tây Bắc, chùa Linh Sơn được xây dựng trên một ngọn đồi rộng khoảng 4ha trồng trà, cà phê, bạch đàn, thông, tùng, trắc bách diệp, mai anh đào... Cảnh chùa trang nghiêm, cổ kính. Phía trước sân chùa là bãi cỏ xanh với những luống hoa, tảng đá lớn, cụm sơn giả giữa các hồ nước nhỏ.Hai bên bậc cấp dẫn vào chánh điện là hai con rồng uốn khúc. Ở giữa điện Phật thờ tượng Phật Thích Ca bằng đồng nặng 1.250 kg đúc năm 1952. Bên phải tiền đường là tháp hình bát giác có vẻ đẹp kiến trúc phương Đông.Chùa được xây dựng từ năm 1936, hoàn thành năm 1940.

Dinh I nguyên là sở chăn nuôi của một người Pháp tên là Bourgery. Bảo Đại mua lại và sửa chữa thành nơi làm việc của các quan chức Hoàng triều cương thổ. Về sau, Ngô Đình Diệm dùng làm nơi nghỉ dưỡng.Dinh I có một đường hầm bí mật do lính Nhật đào và một sân bay dành cho máy bay lên thẳng xây dựng dưới thời Ngô Đình Diệm.Dinh ở cuối đường Trần Quang Diệu trong một khu yên tĩnh.

Dinh II nằm trên một đồi thông có độ cao 1.539m, ở góc đường Trần Hưng Đạo và Khởi nghĩa Bắc Sơn.
Dinh được xây dựng từ năm 1933 đến năm 1937 do các kiến trúc sư A. Léonard, P. Veysseyre, A. Kruze thiết kế và P. Foinet trang trí nội thất.Từ năm 1942, Toàn quyền Decoux đã làm việc tại đây từ tháng 5 đến tháng 10, do đó dinh được gọi là “Dinh thự mùa hè” hay “Dinh Toàn quyền”.

Dinh III là tên gọi để chỉ biệt thự nghỉ hè của vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn đồng thời cũng là vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sau này khi người Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm quyền từ năm 1948 rồi thành lập “Hoàng triều Cương Thổ” vào năm 1950, nơi đây còn được gọi là Biệt điện Quốc trưởng. Được xây dựng từ năm 1933 gồm 25 phòng, Dinh 3 là một tòa dinh thự vô cùng trang nhã, gắn mình trong khung cảnh thơ mộng của một đồi thông ở độ cao 1539m trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Đà Lạt chừng 2km về hướng Tây-Nam.

Xem tour liên quan

Là hồ đẹp nhất nằm ở trung tâm thành phố Ðà Lạt. Ðây là hồ lớn ở Ðà Lạt, chu vi 5.000m rộng khoảng 8 ha. Hồ Xuân Hương có hình mảnh trăng lưỡi liềm, là nơi thơ mộng, cuốn hút khách nhàn du, cũng là nơi hò hẹn của những đôi bạn tâm tình. Mặt hồ phẳng lặng như tấm kính pha lê, soi bóng những hàng thông reo hát suốt ngày đêm. Những con đường quanh hồ rợp bóng cây tùng, tạo thêm vẻ thơ mộng cho hồ.

Xem tour liên quan

Từ một thung lũng hoang vu ở độ cao hơn 1.000m so với mặt biển bị bao bọc bởi bốn bề rừng núi và dòng suối tía huyền thoại bắt nguồn từ những ngọn núi cao ngất và đại ngàn hùng vĩ ở nam Tây Nguyên; cuối những năm 80, những người thợ xây dựng Bộ Thủy lợi đã tạo nên hồ Tuyền Lâm, với diện tích 365 ha, chỗ sâu nhất 36m, cung cấp nước tưới cho hơn 1.400 ha hoa màu, lúa và cây công nghiệp ở các xã tây bắc huyện Ðức Trọng.

Xem tour liên quan

Nằm trong khu vực khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, du khách đến Thiền Viện Trúc Lâm sẽ được chiêm ngưỡng một kiến trúc Tôn giáo được tọa lạc trên một đỉnh đồi.
Từ Thiền Viện Trúc Lâm, có thể nhìn thấy toàn cảnh hồ Tuyền Lâm. Tại đây, quý khách có thể cúng bái, vãng cảnh chùa hoặc nghiên cứu về các truyền thuyết tôn giáo từ thời Vua Trần Nhân Tông.
Có các điểm buôn bán quà lưu niệm, các đặc sản của Đà Lạt

Xem tour liên quan

Xưa chỉ là một hồ nhỏ, về sau người Pháp cho ngăn đập nước tạo thành hồ và đặt tên la Las des Suopirs. Sau đó, năm 1956 lại trở về với tên cũ Than Thở.Hồ cách trung tâm thành phố 6km về phía đông, trên đường đi Thái Phiên hoặc Chi Lăng. Hồ nằm trên đồi ao giữa một vùng rừng thông tĩnh mịch. Trước đây hồ cung cấp nước cho thành phố. Cảnh vật quanh hồ thật im vắng, mặt hồ trầm ngâm phẳng lặng. 

Chợ Âm Phủ

Chợ Âm Phủ là trung tâm buôn bán lớn thứ 2 tại thành phố Đà Lạt. Chợ mang cái tên khá lạ tai, hoạt động từ 6 giờ tối hôm trước tới 6 giờ sáng hôm sau. Ban đầu, chợ chỉ là điểm tụ tập của những gánh hàng quà vặt từ khu Hòa Bình xuống chợ Đà Lạt, chuyên bán vào thời gian đêm xuống. Hàng bán khuya và chỉ thắp đèn dầu le lói nên được gọi tạm là “chợ Âm Phủ”. Sau thời gian dài, quy mô chợ được mở rộng hơn, chợ đêm vẫn được gọi với cái tên quen thuộc này. Dần dần, cái tên chợ Âm Phủ được nhiều người sử dụng hơn.Đến nay, chợ đêm Âm Phủ đã trở thành nét văn hóa rất riêng của người Đà Lạt.

Xem tour liên quan

Center vui chơi giải trí

Không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán bình thường, chợ Đà Lạt còn là điểm tham quan của hầu hết các đoàn du khách khi đến nghỉ dưỡng tại thành phố Đà Lạt. Chợ Đà Lạt trước đây (tọa lạc tại rạp chiếu bóng ¾ hiện nay) có tên là “Chợ Cây” được xây dựng từ năm 1929. Chợ hiện nay được khởi công xây dựng vào năm 1958, trên một vùng đất sình lầy chuyên trồng xà-lách-son (cresson) KTS Nguyễn Duy Đức thiết kế.

Golf Sacom Tuyền Lâm Đà Lạt

Địa chỉ: Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, P3, thành phố Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng
Điện thoại: (+84.63) 6263 000
Nằm trong tổng thể dự án Sacom Resort, tọa lạc tại Khu vực Hồ Tuyền Lâm- Đà Lạt thơ mộng, sân golf Sacom được xây dựng đạt chuẩn quốc tế với chiều dài hơn 7.200 yards, nổi bật như một viên ngọc xanh quyến rũ níu bước chân người yêu golf và du khách khi đến với Thành phố hoa Đà Lạt. 

Mứt Đà Lạt

Nếu ở các nơi khác, mứt được xem như món đưa chuyện vào dịp Tết thì đến Đà Lạt vào bất kỳ thời gian nào trong năm, bạn sẽ thấy mứt được bày bán tại hàng trăm cửa hàng lớn nhỏ khác nhau. Có được điều này một phần do sự phát triển của các phố lò mứt trên đường Phù Đổng Thiên Vương, Mai Anh Đào, khu Trại Hầm, Chùa Tàu…, một phần do nhu cầu mua sắm của du khách. Trong hàng trăm điểm bán mứt ở thành phố sương mù, chợ Đà Lạt có thể được coi là trung tâm với hơn 150 gian hàng ở tầng 1, tạo nên một thế giới mứt với đủ trạng thái sấy khô, sấy dẻo, giòn, chua, cay… 

Trà

Trà Đà Lạt là đặc sản Đà Lạt khá nổi tiếng mà hầu như mọi người đều biết đến, đặc biệt trong vài năm trở lại đây khi Đà Lạt có tổ chức Lễ hội văn hóa Trà Đà Lạt, làm trà xứ núi càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.Sản phầm trà từ Đà Lạt có rất nhiều, ngoài trà xanh truyền thống, trà atiso Đà Lạt đặc sản, còn có trà lài khá thông dụng cùng nhiều loại trà khác…mà hầu như mọi người yêu thích thưởng thức trà đều không xa lạ. 

Rượu vang Đà Lạt

Đà Lạt không chỉ nổi tiếng là thành phố của ngàn hoa và các loại mứt, mà còn là thành phố của rượu vang. Vang Đà Lạt được chế biến từ trái dâu tằm. Cây dâu tằm làm rượu vang không giống với dâu mà người ta thường trồng để nuôi tằm. Thay vì ít lá, loại dâu này cho nhiều trái, những trái dâu đen thẫm, cuộn xoắn như từng chùm nho nhỏ xíu. Rượu vang là một thứ quà tặng của thiên nhiên dành cho con người. Nó đã có mặt từ rất lâu trong kho tàng văn hóa ẩm thực của nhân loại.

Trái cây Đà Lạt

Ở Đà Lạt chỉ nổi tiếng về rau xanh chứ ít khi nào người ta nhắc đến nó vì trái cây. Có lẽ miệt đồng bằng nhiệt đới phù sa sông Cửu Long và miền cao nguyên Ban Mê Thuộc trù phú đã quá nổi tiếng về mặt này. Tuy nhiên, ở Đà Lạt, có những loại trái cây đã đi vào tuổi thơ của ba chúng tôi. Trước tiên là trái dâu. Sở dĩ tôi nhớ đến nó trước tiên cũng vì một câu chuyện thật buồn cười. Số là em gái tôi có cái da mặt rất kỳ lạ và...khác với anh trai nó. Mỗi khi về Đà lạt, nó thường than rát má.

Sữa đậu nành

Không thể tính hết Đà Lạt có bao nhiêu hàng sữa đậu nành. Mỗi góc chợ, góc phố hầu như đều có một hàng sữa đậu nành. Bán sữa đậu nành không đòi hỏi kỳ công, chỉ cần một chiếc nồi to, trong đầy ắp sữa, đặt trên một bếp lửa đở, vậy là có thể mời gọi khách hàng đến thưởng thức. Đặc biệt nhất là sữa đậu nành Đà Lạt lúc nào cũng là hàng bình dân, chỉ với giá từ 2-3 ngàn đồng là có thể có một ly sữa nóng.

Chả Ram bắp Đà Lạt

 Món ăn đặc biệt có tên “chả bắp” hay “chả ram bắp”, hiếm có ở bất kỳ nơi nào khác ngoài Đà Lạt. Nhiều người cứ nghĩ nó giống như “chả lụi” nhưng hoàn toàn không phải.Chả bắp được làm khá công phu. Bánh tráng mỏng được cuốn bên trong là bắp non quết nhuyễn, hành tím băm, nêm thêm gia vị, tiêu xay… cho vào chảo dầu chiên giòn, vàng ruộm. 

Bánh tráng nướng mỡ hành

rong các món ngon ở Đà Lạt, được du khách biết đến nhiều nhất có lẽ là bánh tráng nướng trứng. Trong tiết trời se lạnh, chiếc bếp than hồng ấm áp cháy lép bép, chiếc bánh tráng mỏng được tráng lên chút mỡ hành, trứng cút, thịt băm, tép rang được lần lượt dàn đều. Trong nháy mắt, màu vàng ruộm bao phủ toàn chiếc bánh, mùi thơm hấp dẫn lan toả, thêm chút tương ớt cay nồng khiến người ăn không khỏi xuýt xoa. Nơi bán món này ngon nhất là chợ Đà Lạt vào tầm chiều tối.

Nem nướng Đà Lạt

Nem nướng là đặc sản của thành phố ngàn hoa, nổi tiếng đến mức nhiều du khách đã đúc kết thành câu nói: "chưa ăn nem nướng là chưa đến Đà Lạt". Chính câu nói đó gợi lên sự tò mò trong lòng những du khách lần đầu tiên đến Đà Lạt, ai cũng muốn tìm và thưởng thức món nem nướng này.  Không giống như nem chua rán, nem nướng Đà Lạt khi ăn thường cuộn kèm với bánh tráng, rau xà lách, chuối, khế... và chấm nước tương "độc chiêu".

Bánh căn Đà lạt

Không phải là món ăn có nguồn gốc từ Đà Lạt nhưng đây là món bánh được nhiều người ưu chuộng. Du khách có thể tìm thấy món này ở mọi ngõ ngách Đà Lạt nhưng ngon và nổi tiếng phải kể đến các quán nằm trên đường Tăng Bạt Hổ. Cái ngon nhất của bánh căn là chấm ngập cặp bánh còn nóng hôi hổi vào chén nước chấm, rồi cắn một miếng bánh đã thấm nước chấm nồng vị ớt, béo ngậy mùi hành phi. Chỉ đơn giản là vậy nhưng dưới trời Đà Lạt thì khác hẳn.

Chợ Đà Lạt

Địa chỉ: Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 1. Đà Lạt. Đà Lạt
Chợ Đà Lạt nằm ngay trung tâm thành phố Đà Lạt, tọa lạc trên trục chính chính Nguyễn Thị Minh Khai.Đã từ rất lâu chợ Đà Lạt đã trở thành điểm du lịch không thể thiêu của các tour du lịch Đà Lạt không chỉ bởi vị trí thuận lợi hay vẻ đẹp mà còn cả những nét đặc biệt của hoạt động mua bán của chợ. Chợ được xây dựng từ năm 1958-1960 với nét kiến trúc hiện đại nhất thời đó, hơn nữa nó lại nằm ở một ngay chân đồi, có thể thông thương được với đỉnh đồi là khu Hòa Bình và hồ Xuân Hương, là một con dốc kết nối khu du lịch Hòa Bình ở Đà Lạt với Hồ Xuân Hương.

XQ Sử Quán Đà lạt

Địa chỉ: số 258 Mai Anh Đào, thành phố Đà Lạt
Đây không phải là điểm du lịch mới nhưng là điểm đến thú vị để khám phá đối với nhiều du khách. Du khách tham quan XQ Sử Quán Đà Lạt không chỉ để xem tranh thêu mà còn để trở về với sự đồng tâm nhất trí, trở về với những huyền thoại, và những câu chuyện quê hương.. một điểm tham quan mang đậm dấu ấn Huế cổ kính và nghệ thuật trưng bày ấn tượng. Đến đây, du khách được hòa mình vào không gian của nghề thêu và chiêm ngưỡng những tác phẩm tranh thêu tay nghê thuật tinh tế và độc đáo. 

Tranh bướm Ánh Kim

Địa chỉ: quầy hàng tại khu du lịch Đồi Mộng Mơ (số 5 Mai Anh Đào, thành phố ĐÀ lạt)hoặc cơ sở sản xuất 16/2 Tân Vượng, Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Ở thị xã Bảo Lộc (Lâm Đồng) cơ sở sản xuất tranh bướm Ánh Kim ở 16/2 Quốc lộ 20 thuộc xã Lộc Châu của chị Vũ Thị Nguyệt Ánh và cơ sở sản xuất tranh bướm Minh Nhật ở thôn 4, xã Lộc Châu của anh Nguyễn Trọng Thắng được du khách thường xuyên lui tới. 

Ngày 12-15tháng 3 âm lịch hàng năm 
Lễ hội được tổ chức dưới chân núi Lang Biang,  Lâm Đồng  Việt Nam. Lễ hội đâm Trâu - cúng thần núi Lang Biang được người Lạch cúng tế vào dịp dời làng hay khi bị thiên tai, địch họa.Khi mùa màng đã thu hoạch xong, cả làng tổ chức lễ đâm trâu (sa rơpu) để tạ ơn thần linh, đặc biệt là thần Ndu. Thần núi Lang Biang được người Lạch cúng tế vào dịp dời làng hay khi bị thiên tai, địch họa. Người Lạch coi đây là thần hộ mệnh của buôn làng.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai... Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.

Tháng 3 âm lịch hàng năm
Lễ cúng thần Suối là một trong những lễ hội quan trọng trong hệ thống các lễ hội cổ truyền của người Mạ ở Tây Nguyên. Lễ cúng được tổ chức vào khoảng tháng 3 hàng năm, với mục đích tạ ơn thần nước đã đem lại những may mắn trong năm cũ và cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi cho năm sau và thường được tiến hành vào sau khi thu hoạch vụ mùa và Lễ mùng lúa mới.

Tháng 1 hoặc tháng 2  hàng năm
Lễ hội Bok Bơmung diễn ra trong 3 ngày, bắt đầu từ sáng sớm tinh mơ đồng bào đã tụ tập đông đảo trước sân đình (Bơ mung) và như đã trở thành quy tắc đó là mọi người im lặng và xếp hàng ngay ngắn thành hai bên: một bên dành cho nam giới, bên còn lại là nữ giới. Sau đó thầy cúng sẽ trao cho mỗi bên một cặp gà để làm cỗ bắt đầu cúng Bơ mung để tạ ơn Yàng đã ban nhiều điều tốt lành đến với buôn làng và cũng cầu mong Yàng phù hộ cho mọi người trong buôn làng được mạnh khỏe, mọi người đoàn kết thương yêu lẫn nhau, mùa màng tươi tốt, cuộc sống no đủ...

Tết âm lịch hàng năm
Lễ cúng cơm mới là một trong những lễ hội truyền thống của người Mạ, Cơ Ho tại phường B’Lao, thị xã Bảo Lộc. Ngày lễ này gần như trùng với tết Nguyên Đán của người Việt. Họ làm lễ để cầu mưa thuận gió hòa, ngăn thú rừng không cho chúng phá nương, phá rẫy. Cúng lúa mới, cơm mới cũng là để con cháu biết quý hạt thóc, hạt gạo. Lễ cúng gồm có: gạo thơm mới, ché rượu cần, gà trống giò, heo đực thiến và các loại thú rừng bẫy được.

2 năm 1 lần vào cuối tháng 12
Đến với lễ hội văn hóa trà, du khách sẽ được hòa mình trọn vẹn trong một không gian của thiên nhiên Đà Lạt khoáng đạt, thơ mộng, lãng đãng khói sương huyền thoại bên tách trà bốc khói, hay thả hồn phiêu lãng trong những rừng cây chè cổ thụ nguyên sơ độc nhất vô nhị tại Việt Nam. Lâm Đồng có 26.000 ha trồng chè, là tỉnh chiếm 21% diện tích và 27% sản lượng chè của cả nước. Trong đó trà hương Blao được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến hơn nữa thế kỉ qua.

2 năm 1 lần 

Thành Phố Đà Lạt được mệnh danh là Thành phố ngàn thông, Thành phố hoa, Thành phố mù sương hay Thành phố Mùa xuân, … Cho dù với tên gọi nào, Đà Lạt vẫn luôn có sức quyến rũ đặc biệt đối với du khách khắp nơi bởi không khí trong lành, khung cảnh nên thơ và những truyền thuyết tình yêu lãng mạn. Đến với du lịch Đà Lạt 2014 – thành phố cao nguyên ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, chắc hẳn du khách sẽ bị mê hoặc bởi những cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng chỉ riêng có ở nơi này !

Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt

Địa chỉ: Đường Mimosa, phường 10 thành phố Đà Lạt
Điện thoại : (063) 3 533 115 (cấp cứu)/    063.3510878 (văn phòng)
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt là thành viên của Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ - hệ thống bệnh viện, phòng khám tư nhân lớn nhất Việt Nam. Đi vào hoạt động năm 2008 với sứ mạng mang tới cho người dân khu vực Tây Nguyên và các tỉnh lân cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao với chi phí hợp lý, giúp người dân được khám, chữa bệnh hiệu quả mà không còn phải di chuyển xa xôi và tốn kém.

Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng

Địa chỉ: số 4 đường PHạm Ngọc Thạch, thành phố Đà Lạt
Điện thoại : (063) 3821369/  063.3827528
Với 30 khoa, phòng, với trang thiết bị y tế không ngừng được đầu tư, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng hiện nay thu hút đông bệnh nhân đến khám chữa bệnh. Trung bình mỗi ngày có khoảng từ 1.200 lượt bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện, trong đó số bệnh nhân điều trị nội trú bình quân một ngày khỏang 600 người. Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, tạo sự công bằng cho người bệnh, ngoài thực hiện khám chữa bệnh bằng lấy số tự động, khám, phẫu thuật theo yêu cầu của bệnh nhân.