Tip du lịch Huế

Thông tin chung: 2

Điểm tham quan: 323

Vui chơi giải trí: 108

Đặc sản: 185

Mua sắm: 83

Lễ hội: 100

Bệnh viên: 54

Khái quát về Huế

1. Tổng diện tích:  71,68km2

2. Dân số:  344.581 người

3. Vị trí: Phía Bắc và phía Tây giáp thị xã Hương Trà, phía Nam giáp thị xã Hương Thủy, phía Đông giáp thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang. Tọa lạc hai bên bờ hạ lưu sông Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân các Đà Nẵng 112km, cách biển Thuận An 14km, cách sân bay Quốc tế Phú Bài 14km và cách cảng nước sâu Chân Mây 50km

4. Dân tộc: Kinh, Tà - ôi, Cơ - tu, Bru -  Vân Kiều, Hoa

5. Vùng: Vùng Bắc Trung Bộ

6. Mã điện thoại: 54

7. Mã bưu chính: 47

Nằm trên eo hẹp của đất nước Việt Nam là thành phố Huế mộng mơ với bề dày lịch sử văn hóa lâu đời cùng với hàng ngàn di tích lịch sử được di sản văn hóa thế giới công nhận. Và cũng đã từ rất lâu Huế được du khách khắp mọi nơi biết đến như một điểm du lịch hấp dẫn và mới lạ. Thành phố Huế nổi tiếng với núi non trùng trùng điệp điệpvà đặc biệt là hòn núi Ngự hùng vĩ soi bóng mặt hồ sông Hương.Không chỉ có vậy, nơi đây còn biết đến là khu nghỉ mát nổi tiếng ở miền Trun. Bãi biển Lăng Cô là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới mang nét hiền hòa và nguyên sơ với một dải cát trắng mịn, mặt nước biển xanh trong, bãi biển Thuận An thường có những đợt sóng mạnh, rất phù hợp cho các trò chơi trượt nước, lướt ván… với kinh nghiệm du lịch Huế thì bãi biển Cảnh Dương tương đối kín gió, có độ dốc thoai thoải, cát trắng mịn, rất thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình du lịch và thể thao. Huế còn là địa điểm du lịch cho những ai thích khám phá, tìm hiểu một nền văn hóa cổ từ những thời đại xa xưa. Dù đã trải qua bao nhiêu năm lịch sử nhưng thành phố Huế vẫn lưu giữ và bảo vệ được những lăng tẩm, đền, chùa có niên đại hàng trăm năm. Ngoài ra,đến với du lịch Huế du khách còn biết đến Huế là vùng đất của những lễ hội dân gian tiêu biểu như: lễ hội Huế Nam ở điện Hòn Chén theo tín ngưỡng của người Chăm pa, lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh thành lập làng, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống…Trong những dịp lễ này, nhiều hoạt động sinh hoạt cộng đồng bổ ích vẫn được duy trì tổ chức như đua thuyền, kéo co, đấu vật... thu hút rất đông người xem hàng năm. Vì vậy mà du lịch Huế luôn là nơi thu hút đông du khách cả trong và ngoài nước.

Chùa Thiên Mụ  hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế (Việt Nam) khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.
Trong khuôn viên của chùa là cả một vườn hoa cỏ được chăm sóc vun trồng hàng ngày. Ở đó, hòn non bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam Đào Tấn được đặt gần chiếc xe ô tô - di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963.

Xem tour liên quan

Bãi biển Lăng Cô là một danh lam thắng cảnh thiên nhiên của tỉnh Thừa Thiên-Huế, cùng với cụm Hải Vân-Non Nước được đưa vào danh sách các khu du lịch quốc gia Việt Nam. Bãi biển Lăng Cô từ lâu đã nổi tiếng là một bãi biển có các điều kiện tự nhiên và phong cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam – với bãi cát trắng dài tới hơn 10 km, làn n­ước biển trong xanh bao la tuyệt đẹp, bên cạnh đó là những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn trên những dãy núi nhấp nhô, nằm giữa núi rừng và biển là đầm Lập An rộng lớn (800 ha) đầy huyền bí. Lăng Cô được công nhận là vịnh biển đẹp trên thế giới. Ngày 6/6/2009, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức đón nhận danh hiệu “Lăng Cô - vịnh đẹp thế giới” do Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới (Worldbays) bình chọn. Đến đây, du khách có thể để chân trần dạo biển đón bình minh, lặn biển, câu cá, leo núi, thám hiểm rừng nhiệt đới...

Xem tour liên quan

 Cách Huế 60km về phía Nam, Núi Bạch Mã hay dãy Bạch Mã là một dãy núi đẹp, là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng. Dãy núi này nằm trong vườn quốc gia Bạch Mã và ở độ cao 1.450m, là nơi nghỉ mát nổi tiếng ở Việt Nam. Trên đỉnh núi hùng vỹ 4 mùa xanh tươi với thác nước, suối rừng, là cả một vùng khí hậu ôn đới như ở SaPa, Tam Ðảo, Ðà Lạt... Núi Bạch Mã nổi tiếng bởi có những con suối và nhiều ngọn thác ngoạn mục.

Suối khoáng nóng Alba Thanh Tân được biết đến từ năm 1928 do bác sĩ A. Sallet khám phá tại vùng đất khô cằn ở chân núi Mã Yên, huyện Phong Sơn, Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, với các thành phần cân bằng và ổn định, chất lượng của suối khoáng nóng này được sánh ngang với các mỏ khoáng của Pháp và châu Âu. Được biết đến như một địa điểm du lịch phục hồi sức khỏe nổi tiếng tại Huế dựa trên nguồn suối khoáng nóng thiên nhiên chất lượng, nơi đây mang đến cho du khách nhiều cách để tận hưởng một kỳ nghỉ vui tươi và khỏe khoắn.

Phá Tam Giang có chiều dài 24km, diện tích 52km2, theo hướng Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam từ cửa sông Ô Lâu đến sông Hương, ra cửa biển Thuận An, thuộc địa phận 12 xã của 3 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế.Xuất phát từ cảng biển Thuận An, con thuyền nhỏ như lướt nhẹ trên mặt nước xanh màu ngọc của dòng Ô Lâu để đi dọc theo chiều dài đầm phá. 

A Lin là một con suối đẹp của huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên – Huế). Uốn lượn giữa đại ngàn Trường Sơn như mái tóc nàng sơn nữ, vẻ đẹp hoang sơ tự nhiên của nó đã cuốn hút biết bao lữ khách.
Không dữ dội, ồn ào, suối A Lin dịu dàng nghiêng mình một cách duyên dáng trong những khe núi nhiều đá của xã Hồng Trung. Đứng trên cao nhìn xuống, những dòng nước trong veo len lỏi trong những tảng đá lớn nhỏ từ trên đỉnh núi róc rách chảy xuống giữa núi rừng xanh ngắt đẹp như tranh vẽ.

Đây là di tích duy nhất còn sót lại sau chiến tranh phần nào liên quan tới cuộc sống của các cung tần mỹ nữ triều Nguyễn. Tới Bình An Đường, du khách được sống trong hoài cổ về một thời quá vãng qua chén trà cung đình thơm dịu, qua những bức hình nhuốm màu thời gian, qua tủ thuốc đông y chữa bệnh cho phi tần cung nữ xưa... Bình An Đường được dựng lên từ năm Minh Mệnh thứ 4(1823) ở phía tả hoàng thành. Đến năm Tự Đức thứ 11(1858), di tích này được chuyển đến Bắc hoàng thành. Hiện Bình An Đường nằm ở số 1 Đặng Thái Thân, thuộc phường Thuận Thành.

Đèo Phước Tượng và đèo Phú Gia, trên Quốc lộ 1A, đoạn tiếp giáp giữa hai xã Lộc Trì (phía bắc của đèo) và Lộc Thủy (phía nam của đèo) thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Nếu ai muốn cảm nhận vẻ đẹp lãng mạn, bình dị của đèo Phước Tượng thì sẽ phải đi theo hướng Nam – Bắc. Bởi khi qua khỏi đỉnh đèo, hướng về phía Bắc có thể ngắm nhìn toàn cảnh đầm Cầu Hai phía bên phải và núi Bạch Mã ở bên trái. Phía nam, chặng đường chừng 10 cây số nối với đèo Phú Gia ngây ngất hương thơm dầu tràm, đây là nơi sản xuất dầu tràm nổi tiếng ở Thừa Thiên – Huế.

Nếu làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) mang dấu ấn kiến trúc đậm nét của đồng bằng Bắc bộ, thì làng cổ Phước Tích (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế) lại mang một nét rất riêng của miền Trung.  Ngay đầu làng là cây thị cổ thụ khoảng 700-800 năm tuổi và ngôi miếu thờ thần linh. Đi vào trong làng là những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi, những khu vườn rộng rãi với những cây cổ thụ xanh tốt, như cây hoàng lan hơn 100 tuổi trước nhà mệ Tràng đến mùa vẫn nở hoa thơm ngát, hay cây tùng, mai, mít… 

 Hoàng Thành nằm bên trong Kinh Thành, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đinh, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Người ta thường gọi chung Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội.Hoàng Thành được xây dựng năm 1804, nhưng để hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng hơn 100 công trình thì phải đến thời vua Minh Mạng vào năm 1833, mọi việc mới được hoàn tất.

Nhã nhạc cung đình Huế - Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại tại Việt Nam

"Âm nhạc cung đình" theo nghĩa thông thường được hiểu là các thể loại ca nhạc, kể cả các thể loại ca nhạc đi kèm với múa và kịch hát, dùng trong các lễ nghi cúng tế và triều chính, các ngày quốc lễ do triều đình tổ chức và sinh hoạt vui chơi giải trí của vua và hoàng tộc. Còn tên gọi "Nhã Nhạc" được các triều đại phong kiến Việt Nam từ thời nhà Hồ dùng với những nội hàm khác nhau: khi để chỉ âm nhạc cung đình nói chung, lễ nhạc cung đình nói riêng, khi để chỉ một tổ chức âm nhạc, thậm chí một dàn nhạc cụ thể .

Khu vui chơi giải trí Thiên An - Hồ Thủy Tiên

Chạy dọc theo tuyến đường Điện Biên Phủ, sau đó rẽ trái sang đường Minh Mạng bạn sẽ có dịp đến tham quan Trung tâm vui chơi giải trí đồi Thiên An - hồ Thủy Tiên, một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Huế hiện nay. Nằm trên ngọn đồi thơ mộng quanh năm gió mát với hàng hàng lớp lớp thông reo vi vút suốt đêm ngày, đã từ lâu lắm rồi hồ Thủy Tiên trở thành điểm đến lý tưởng của mọi du khách mỗi khi ghé Huế.

Cầu Trường Tiền

Nằm giữa thành phố Huế, vắt ngang qua dòng Hương cổ kính và thơ mộng, cầu Trường Tiền (hay cầu Tràng Tiền) trở thành một trong những biểu tượng của thành phố Huế và đi vào trong thơ ca nhạc họa, trong tình yêu và nỗi nhớ của mỗi người dân xứ Huế khi đi xa, của mỗi bước chân lữ khách khi dừng bước ghé thăm trong hành trình của mình...

DMZ Bar - Restaurant

Nằm trong khu phố Tây sầm uất, bar DMZ là nơi vui chơi giải trí từ sáng sớm đến tận rạng sáng hôm sau. Cách đây gần 20 năm, bar DMZ  ra đời mở đầu cho trào lưu tận hưởng thú vui về đêm cho khách du lịch đến Huế.   Tại bar DMZ phục vụ nhiều món ăn ngon và thức uống đa dạng và nhạc nước ngòai sôi nổi. Tọa lạc trên ngã ba Lê Lợi - Phạm Ngũ Lão, bar DMZ là nơi gặp gỡ nhiều du khách bè bạn trên thế giới, là điểm hẹn của hầu hết “Tây ba lô” và “phượt” chuyên nghiệp của mọi miền.

Nhà Hàng Little Itaty

Nhà hàng Little Italy nằm cách DMZ bar vài phút đi bộ, chuyên cung cấp các món ăn Ý và một số món ăn Việt, là nơi được nhiều du khách biết đến từ năm 2002 cho đến nay.  Nhà hàng mang  hương vị Pizza của nước Ý đến với người dân Huế và cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích như miễn phí như giao bánh tận nhà, xem bánh pizza qua website www.pizzahue.com và đặt bánh qua điện thoại,.v.v..

Nhà hát múa rối Cố Đô Huế

Nhà hát múa rối cố đô Huế tọa lại tại số 49 Lê Lợi,t hành phố Huế. trực thuộc Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã được khánh thành và đi vào hoạt động từ ngày 03/11/2007. Chức năng hoạt động chính của nhà hát là dàn dựng và biểu diễn các chương trình múa rối nước và múa rối cạn đặc sắc của Việt Nam.  Bên cạnh việc kế thừa các nghệ thuật rối nước Bắc Bộ, nhà hát đã và đang xây dựng những tiết mục rối mang phong cách biểu diễn và chất liệu âm nhạc truyền thống Cung đình Huế. 

Trà đình Vũ Di

Hơn 10 năm để định hình nên thương hiệu có một không hai ở xứ Huế, Trà Đình Vũ Di đã trở thành tên gọi, là chốn đi – về đối với bất cứ ai muốn khám phá và thưởng thức Trà Cung đình Huế cũng như các loại đặc sản Huế khác. Trà Cung đình Huế từ lâu đã trở thành một nét ẩm thực vừa tinh tế, vừa sang trọng đặc trưng của mảnh đất Cố đô. Từ khâu chọn nguyên liệu, cách bảo quản, hình thức pha chế, ướp tẩm… cho đến việc thưởng thức đều đã trở thành nghệ thuật. Trà Đình Vũ Di là nơi hội tụ của sự chuẩn mực ấy.

Cà phê Vĩ Dạ xưa

Cafe Vỹ Dạ Xưa không chỉ là địa chỉ quen thuộc với người dân Huế mà còn được rất nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn ghé thăm mỗi lần đến Huế. Nằm trên đường Nguyễn Sinh Cung thuộc phường Vỹ Dạ ngày nay, Cafe Vỹ Dạ Xưa được thiết kế theo phong cách nhà vườn đặc trưng của Huế, với ngôi nhà rường theo lối kiến trúc cổ ở trung tâm, bao bọc xung quanh là khu vườn xanh mát, điểm xuyết đâu đó chiếc cầu kiều, vài bức tranh, đôi quang gánh,... được sắp đặt ngẫu nhiên, đưa du khách ngược thời gian, trở về một thôn Vỹ ngày xưa đã đi vào thi ca nhạc họa.

Cơm hến

Cơm hến ngon nhất chỉ có ở Huế. Cơm hến tuy là món ăn dân dã có khắp mọi nơi dù ở thôn xóm hay đường quê, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm hến được làm từ cơm trắng nấu chín và để nguội. Người ta cho phần thịt hến cùng các phụ gia, thêm tóp mỡ được chiên giòn. Cơm hến có thêm chút mắm ruốc Huế vừa bùi, chát, cay và hăng. Được ăn kèm với phụ gia là rau sống gồm có: rau sống, bắp chuối, giá đỗ và ít thân khoai môn trắng thái nhỏ. 

Bánh canh bà Đợi

Dọc theo ngã đường Huỳnh Thúc Kháng – Bao Vinh, con đường này khá dài, đến gần cầu Bao Vinh, rẽ vào một lối hẻm nhỏ phía tay phải, là quán bánh canh Bà Đợi. Bánh canh bà Đợi (hay mụ Đợi) vốn nguyên thủy ban đầu nằm ở kiệt 40 đường Đào Duy Anh. Quán không bảng hiệu, thế nhưng suốt gần 30 năm tồn tại, quán là nơi dừng chân của đông đảo thực khách yêu thích món ăn xứ Huế.

Chè Hẻm

Ông bà ta ngày xưa thường nói nếu ngoài Hà Nội có “36 phố phường” thì Huế cũng có “36 thứ chè”. Không ai biết chè hẻm có ở Huế từ bao giờ mà chỉ biết gọi là thế, bởi nó thường nằm sâu trong các ngõ ngách với rất nhiều loại chè khác nhau. Mỗi loại chè có một hương vị riêng, ngon bổ, tinh tế và cầu kỳ như chính con người nơi đây. Chè bắp ngọt mát tinh khiết, vừa thơm vừa bùi nấu từ bắp ngô non của cồn Hến, chè hạt sen với thứ hương trầm thật lạ của giống sen hồ Tịnh Tâm – loại sen “tiến vua”.

Cơm chay Huế

Nếu bạn muốn có một bữa ăn thanh đạm và để cơ thể được thanh lọc thì hãy thử một bữa cơm chay tại Huế. Các món chay cũng rất đa dạng và phong phú, chỉ từ rau, củ, nấm, đậu phụ… nhưng bạn đã có một bữa cơm đầy đủ và thịnh soạn vô cùng. Khách đến Huế, nếu thích được thưởng thức một bữa cơm chay thì ngoài những Phật tử biết nấu cơm chay ngon để mời thân mật ở gia đình, có thể liên hệ các chùa để thưởng thức một bữa cơm chay Huế đặc biệt.

Bún bò Huế

Bún bò Huế là một trong những đặc sản của xứ Huế, mặc dù món bún ở đâu cũng có. Tại Huế, món này được gọi đơn giản là "bún bò". Các địa phương khác gọi là "bún bò Huế" để chỉ xuất xứ của món ăn này. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng. Đôi khi tô bún còn được thêm vào thịt bò tái, chả cua , và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu.

Bún thịt nướng, bánh ướt thịt nướng

Điểm đặc biệt của hai món này nằm ở thịt nướng. Thịt ở đây ướp vừa đủ, không át mùi thơm của, miếng thịt mềm chứ không bị khô, và mang một hương vị đặc trưng, khá đặc biệt so với những nơi khác. Nước chấm ăn kèm cũng vừa miệng, điều đặc biệt là có rất nhiều rau sống, tươi mát và xanh ươm. Các quán bánh ướt thịt nướng và bún thịt nướng ngon nằm trên mạn Kim Long – đường đi chùa Thiên Mụ

Bánh bột lọc - top 30 món bánh ngon nhất thế giới

Bánh bột lọc của Huế được giới thiệu trong danh sách 30 món bánh ngon nhất trên thế giới của trang CNNGO, bên cạnh những loại bánh nổi tiếng khác như bánh bao Thượng Hải, bánh Ravioli của Ý, Daifuku của Nhật… Bánh bột lọc là món ăn đặc trưng của xứ Huế. Bánh có vị mát thanh thanh của bột lọc, thơm ngọt của tôm, thịt nhưng không gây cảm giác ngấy.  Bánh bột lọc có hai loại: bánh gói lá chuối (hấp) và bánh trần (luộc).  Bánh bột lọc chín trong suốt, ẩn hiện màu đỏ của tôm thịt bên trong nhìn rất đẹp mắt. Ăn kèm với món này là chén nước mắm ớt ngọt.

Bánh Chưng Nhật Lệ

Đây là món ăn nổi tiếng ở Huế và có xuất xứ từ con phố Nhật Lệ trong thành Nội, nơi tập trung hàng chục lò làm bánh. Bánh thơm dẻo, ăn rất khoái khẩu do sự kết hợp nhuần nhuyễn mùi vị giữa nhân đậu, thịt (mỡ và nạc) với gạo nếp và các loại gia vị như tiêu, hành. Người ăn quen lâu ngày thành nghiện, thành thèm.Ăn bánh chưng Nhật Lệ khi nguội ngon hơn khi nóng. Bóc lớp lá chuối ra, màu bánh xanh thơm nhức mắt. Cắn một miếng, nhân đậu thịt mỡ màu nâu trắng béo bùi ngập chân răng.

Nem lụi chất Huế

Nhiều người thường nói “Nem lụi là một trong những món ăn đặc sệt Huế”’. Ở đường Nguyễn Huệ có hai quán nem lụi. Suốt ngày đêm quán nào cũng chật ních người ăn. Khách hàng lần đầu ăn nem lụi, ai cũng xuýt xoa khen ngon để rồi ăn tiếp lần hai, lần ba, thậm chí ăn hàng ngày như dân “nghiện" và lần nào cũng vẫn cứ khen ngon.Khi ăn, lấy bánh đa nem gói thịt viên nướng cùng với rau, thơm, khế, giá, lát chuối xanh thái mỏng, miếng vả thái sống, ớt màu... lấy lá hành buộc lại rồi chấm với một thứ nước đặc biệt gọi là nước lèo.

Mè xửng Huế

Là một món đặc sản thanh tao, nhưng mè xửng cũng giống như cơm hến, giống như sông Hương, núi Ngự đã trở thành biểu tượng cho văn hóa của Huế. Chính vì thế, trên con đường ra Bắc vào Nam, nếu đi qua Huế, trong hành lý của du khách bao giờ cũng có mấy phong mè xửng mang về làm quà cho người thân. Mè xửng là loại kẹo mè được nấu bằng xửng. Nhưng với người dân Huế, không ai gọi là mè xửng mà gọi là mè xững, cái tên gọi cũng dẻo quẹo như chính sự dẻo dai của kẹo.

Chợ Đông Ba

Chợ Đông Ba là trung tâm thương mại lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên – Huế và khu vực. Đông Ba nằm dọc theo bờ bắc sông Hương, bên đường Trần Hưng Đạo, tuyến đường huyết mạch của TP Huế. Chợ Đông Ba không chỉ là trung tâm buôn bán mà còn là hồn Cố đô Huế, bởi nó còn lưu giữ những nét đẹp khó trộn lẫn… Là miền đất cố đô gắn với nhiều công trình kiến trúc nhiều tuổi cổ kính, chợ Đông Ba cũng không kém phần khi đã trải qua cả 100 tuổi kể từ ngày hình thành, gắn với bao thăng trầm cùng Huế. Với diện tích gần 5.000m2, kéo dài từ cầu Gia Hội đến cầu Trường Tiền, Chợ Đông Ba có ba lầu, trong đó là hàng ngàn gian hàng phục vụ nhu cầu buôn bán.

Chợ An Cựu

Chợ An Cựu nằm ở bờ sông An Cựu, chỗ tiếp giáp giữa đường Phan Đình Phùng và đường Hùng Vương. Trước đây, chợ có tên là chợ Đường Ngang vì nó nằm trên một trong những ngang thẳng góc với sông Hương. Chợ lập bên bờ sông An Cựu thuộc địa phận làng An Cựu, huyện Hương Trà (nay là phường Phú Hội, thành phố Huế) từ thời Minh Mạng, năm 1835 dựng Nam Trường Đình ở đây, về sau có người Hoa buôn bán đông đúc. Nay vẫn là một trong những chợ sầm uất ở phía nam thành phố Huế.

Vietnam Designers House

Tọa lạc ở vị trí đắc địa tại Huế, gần các tuyến phố du lịch nổi tiếng Vietnam desigers house khoát lên mình dáng dấp của kiến trúc nhà rường Huế xưa, nơi được biết đến là không gian trưng bày và giới thiệu nét tinh hoa của thời trang Việt qua sự chắt lọc và sáng tạo của các nhà thiết kế Việt Nam. Mạch ngầm dẫn dắt của sự sáng tạo được lưu dấu trên tà áo dài, nếp khăn, những bộ váy, áo cách tân đương đại mà người mộ điệu dễ dàng nhận ra là hình ảnh văn hóa Việt, văn hóa Huế ngập tràn, đan thanh với nghề thêu truyền thống.

Chợ Bến Ngự

Địa chỉ: Phố Phan Bội Châu, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế

Chợ Tây Lộc

Địa chỉ: số 209 , đường Nguyễn Trãi, thành phố Huế

Chợ Tây Lộc là “chợ trời” có tiếng ở Huế (Thừa Thiên-Huế). Nơi đây tập trung rất nhiều mặt hàng mà người ta vẫn quen gọi là “đồ bành - đồ hàng thùng”. Thời gian này trong năm, nhiều hàng hóa bắt đầu được thanh lý hay “xả hàng”, giá cả hợp lí, vừa túi tiền của nhiều người nên thu hút được rất nhiều người đến mua bán. Càng về những ngày cuối năm, chợ càng đông người. Chợ bày bán rất nhiều mặt hàng với đủ chủng loại, mẫu mã và chất lượng.

Tranh thêu XQ Cổ Độ

XQ Cổ Độ là một điểm tham quan văn hoá không thể thiếu trong chuyến du lịch đến với Cố Đô Huế. Tham quan XQ Cổ Độ, người xem sẽ được khám phá một không gian ấn tượng với sự kết hợp giữa nghệ thuật sắp đặt và trình diễn. Mỗi tác phẩm tranh thêu tay của nghệ nhân, nghệ sỹ XQ như một lời cảm tạ nồng nàn với Cố Đô Huế, với quê hương xứ sở. Phòng trưng bày tranh thêu tay với các góc nghệ thuật tranh chân dung, tranh hai mặt, tranh phong cảnh… kết hợp với không gian uống trà bên “Bến tri kỷ hữu” của nghệ nhân XQ Cổ Độ – nơi dành cho khách thưởng thức trà…

2 năm tổ chức 1 lần

Festival Huế được tổ chức 2 năm một lần, là một sự kiện văn hóa lớn được tổ chức tại Huế vào các năm chẵn nhằm mục đích tôn vinh các di sản văn hóa Huế. Festival Huế đầu tiên có tên là Festival Việt-Pháp được tổ chức năm 1992. Cho đến năm 2000 thì đổi tên là Festival Huế. Là một trong những lễ hội lớn, Festival Huế với nhiều chương trình lễ hội cộng đồng được tái dựng với một không gian rộng lớn cả trong và ngoài thành phố, góp phần làm sống lại các giá trị văn hóa của Huế. Nhiều chương trình như: Đêm Hoàng cung, lễ tế Nam Giao, lễ Truyền lô và Vinh qui bái tổ, lễ hội áo dài, lễ hội biển, thả diều, thả thơ, diễn thơ, chợ quê ngày hội, cờ người, đua trải...

Ngày Quốc khánh 2-9 hàng năm 

Hội đua ghe truyền thống tỉnh TTHuế là một lễ hội mới được tổ chức sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam nam 1975. Hội được tổ chức trong một ngày nhằm ngày lễ Quốc khánh 2-9(dương lịch)
Ðịa điểm đua là bờ Nam sông Hương trước trường Quốc học. Hội nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho thanh niên nam nữ có cơ hội thi tài trên sông nước, qua đó rèn luyện tăng cường bảo vệ sức khoẻ và tạo không khí vui tươi lành mạnh cho nhân dân. Ðây cũng là dịp để biểu lộ lòng vui mừng của nhân dân nhân ngày Quốc khánh.

Ngày 10  tháng Giêng âm lịch hàng năm

Hội vật làng Sình rất chú trọng tinh thần thượng võ vì thế các đô vật không được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng như bẻ, vặn, khoá trái khớp, tấn công bằng đầu, bấm các huyệt, nắm tóc, tấn công vào hạ bộ, yết hầu, mắt.... Một nét độc đáo ở lễ hội làng Sình là tinh thần đồng đội ở các địa phương, một đô vật của làng nào bị thua sẽ có đô vật khác lên tiếp sức. 

Từ mồng 2 đến mồng 3 tháng 3 và tháng 7  âm lịch hàng năm

Tại Huế, Thánh Mẫu được thờ tại điện Hòn Chén, làng Hải Cát, huyện Hương Trà. Nghi lễ tại Ðiện Hòn Chén rất long trọng. Dân làng tổ chức tế tại đình, trước ngày chánh tế có lễ nghinh thần để rước tất cả các vị thần trong làng về đình. Ðám rước Thiên Y A Na Thánh Mẫu từ Huệ Nam đến đình làng Hải Cát tổ chức trọng thể hơn cả.

Trong ba ngày Tết cũng như nhiều vùng khác, tất cả các chợ ở Huế đều nghỉ mua bán để mọi người tổ chức lễ hội, cúng ông bà, thăm hỏi nhau. Tuy nhiên, chỉ có một chợ Tết độc nhất đã mở trong những ngày đầu xuân- Ðó là chợ Gia Lạc- đông vui chỉ trong 3 ngày Tết.Có thể hiểu Gia Lạc theo 2 cách:” nhà nhà vui tươi”; hoặc “thêm vui” (ngụ ý ngày xuân đã vui rồi, chợ lập ra để tăng thêm nguồn vui- cách lý giải này được nhiều người chấp nhận)
 

Ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm

Hội của nhân dân làng Thai Dương hạ, huyện Phú Quang, tổ chức vào ngày 12 tháng giêng âm lịch hằng năm, để tưởng nhớ vị Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công (Trương Thiều), người gốc Thanh Hóa, có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành.
Thường cứ 3 năm một lần làng lại tổ chức đại lễ rất linh đình, có tổ chức các trò mô tả những sinh hoạt nghề đánh cá, trong đó trò "bủa lưới" mang ý nghĩa trình nghề, khắc họa đậm nét lễ nghi dân gian của cư dân ven biển.

Bệnh viện trung ương Huế

Bệnh viện Trung ương Huế được thành lập từ năm 1894, là một trong ba bệnh viện lớn nhất ở Việt Nam, là Trung tâm y tế chuyên sâu khu vực miền Trung-Tây nguyên. Là một bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, hạng đặc biệt (2009), có qui mô 2170 giường bệnh nội trú và 70 giường lưu và thực hiện chức năng khám chữa bệnh cao nhất của khu vực miền Trung và Tây nguyên, là nơi đào tạo thực hành cho các cán bộ đại học, sau đại học, điều dưỡng... 

Bệnh viện đa khoa thành phố Huế

Địa chỉ: 40 Kim Long - thành phố Huế

Điện thoại: (054) 3523694

Bệnh viện trường đại học Y Dược Huế

Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế được thành lập tháng 10/2002, trên cơ sở nâng cấp Trung tâm nghiên cứu y học lâm sàng; Với quy mô hiện nay 350 giường. gồm đầy đủ các chuyên khoa lâm sàng, labo xét nghiệm với máy móc, thiết bị hiện đại về siêu âm màu, máy chụp cắt lớp bằng vi tính (CT scanner), máy cộng hưởng từ (MRI)... Tán sỏi tiết niệu ngoài cơ thể máy kích sốc điều trị khớp, máy phẫu thuật nội soi, máy cắt trĩ 22 II D, máy phẫu thuật mắt laser YAG, trắc nghiệm gắng sức, trắc nghiệm bàn nghiêng, dao Gamma đầu, dao Gamma thân đáp ứng mọi nhu cầu chẩn đoán và đièu trị các chuyên khoa theo yêu cầu người dân.