Tip du lịch Mỹ Sơn

Thông tin chung: 2

Điểm tham quan: 323

Vui chơi giải trí: 108

Đặc sản: 185

Mua sắm: 83

Lễ hội: 100

Bệnh viên: 54

Khái quát về Thánh Địa Mỹ Sơn

Di sản thế giới tại Việt Nam

1. Tổng diện tích:  1.158 ha,đường kính 2km

2. Vị trí: thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và cách thành cổ Trà Kiệu khoảng 20 km

3. Dân tộc: Chăm pa 

4.  Vùng:là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa,bao quanh bởi đồi núi.

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và cách thành cổ Trà Kiệu khoảng 20 km, là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.

Thông thường người ta hay so sánh Thánh địa này với các tổ hợp đền đài chính khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Java, Indonesia), Pagan (Myanma), Angkor Wat (Campuchia) và Ayutthaya (Thái Lan). Từ năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.

Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ 4. Trong nhiều thế kỷ, Thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các Thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng một Thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc - thể hiện ở các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ, và về văn hóa - thể hiện ở các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia.

Dựa trên các tấm bia văn tự khác, người ta biết nơi đây đã từng có một đền thờ đầu tiên được làm bằng gỗ vào thế kỷ 4. Hơn 2 thế kỷ sau đó, ngôi đền bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn. Vào đầu thế kỷ 7, vua Sambhuvarman (Phạm Phạn Chi) (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay (có lẽ sau khi dời đô từ Khu Lật về Trà Kiệu). Các triều vua sau đó tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Gạch là vật liệu tốt để lưu giữ ký ức của một dân tộc kỳ bí và kỹ thuật xây dựng tháp của người Chàm cho tới nay vẫn còn là một điều bí ẩn. Người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng.

Những ngọn tháp và lăng mộ có niên đại từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 14, nhưng các kết quả khai quật cho thấy các vua Chăm đã được chôn cất ở đây từ thế kỷ 4. Tổng số công trình kiến trúc là trên 70 chiếc. Thánh địa Mỹ Sơn có thể là trung tâm tôn giáo và văn hóa của nhà nước Chăm pa khi thủ đô của quốc gia này là Trà Kiệu hay Đồng Dương.

Vào thế kỷ thứ IV, dưới vương triều Bhadravaman thung lũng Mỹ Sơn (nay thuộc xã Duy Phú - Duy Xuyên - Quảng Nam) được chọn làm thánh đô - trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng quan trọng của vương quốc Chămpa. Thung lũng này có đường kính khoảng 2km, được bao bọc bởi các dãy núi cao. Gồm núi thiêng Mahaparvata hay thần Siva nằm về phía Nam. Núi Kucaka ở phía Tây. Núi Subala ở phía Đông. Dòng suối khởi nguồn từ ngọn núi thiêng chảy về hướng Bắc nối với sông Thu Bồn, tiếng Phạn là Mahanadi, hay nữ thần Ganga vợ của thần Siva.

Xem tour liên quan

Trong số các dạng kiến trúc tháp Chăm, kiến trúc dạng quần thể thánh địa như Mỹ Sơn là độc đáo và hiếm có. Được bố trí theo cụm, từ hai hoặc nhiều tháp. Có tường bao, sân, đường đi nối các tháp với nhau. Mỗi tháp có mỗi chức năng riêng. Tập trung thành từng nhóm, trong đó đền thờ chính nằm ở giữa, mỗi nhóm đều được bao quanh bởi những bức tường khá dày cũng bằng gạch. Cửa chính của tháp chính phần lớn quay về hướng Đông (hướng về thần linh).

Không gian Mỹ Sơn là sự thâm nghiêm của núi rừng, phảng phất nét tâm linh. Núi Mhadravata với độ cao 730m ( so với mực nước biển), tên gọi được chép trong văn bia đầu tiên tại Mỹ Sơn vào thế kỷ thứ IV. Nhiều giả thuyết cho rằng ngọn núi này là một đại Linga của thần Siva dựng trong lòng thung lũng - đại Yoni, tạo nên một bộ Linga - Yoni tự nhiên khổng lồ. Mahapavata được ví như ngọn núi Meru trong thần thoại Ấn Độ, nơi trú ngụ của thần linh. Xưa kia các thương thuyền nước ngoài đi lại trên biển Đông xem ngọn núi này như ngọn hải đăng và là cột mốt xác định vị trí thánh địa Mỹ Sơn cũng như vương quốc Chămpa. Từ đỉnh núi nhìn về Mỹ Sơn, những công trình đền tháp như ngọn đuốc sáng giữa màu xanh núi rừng.

Tại Thánh địa Mỹ Sơn có một đền xây dựng bằng đá, nó cũng là đền đá duy nhất của các di tích Chăm. Văn bia tại Mỹ Sơn cho biết, đền này được trùng tu lần cuối cùng bằng đá vào năm 1234.Nhưng rất tiếc là xây dựng chưa hoàn thành. Khi người Pháp khám phá Mỹ Sơn nó có nền như ngày nay, phía trên là đống gạch khổng lồ mà họ phải dọn dẹp 2 tháng mới xong (theo Vòng tròn Mỹ Sơn, tác giả Parmentier, 1904) Ngày nay, ngôi đền này đã bị sập (có lẽ do bom Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, vì ngay sát tháp là một hố bom sâu hoắm vẫn dấu tích) nhưng hệ móng của nó cho thấy nó cao trên 30 m và đây là ngôi đền cao nhất của Thánh địa này. Các tài liệu thu thập được xung quanh khu đền này cho thấy nhiều khả năng đây là vị trí của ngôi đền đầu tiên vào thế kỷ 4.

Địa Điểm Lưu Trú

Bên ngoài khu di tích không xa, nằm bên đập Bàn Thạch thơ mộng khu nhà nghỉ khách sạn Ganesa được xây dựng bởi công ty Khải Hoàn là địa điểm luôn được du khách  chọn lựa khi đến tham quan Mỹ Sơn. Với hệ thống nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn sao, không gian thơ mộng, hồ cá sấu, khu bán hàng lưu niệm, xưởng chế tác đá mỹ nghệ, bãi đậu xe rộng rãi, khu vườn tượng độc đáo, nhà bảo tàng điêu khắc Chămpa… sẽ là địa điểm tham quan nghỉ dưỡng lí tưởng với du khách về đêm tại Mỹ Sơn.

Nhà Hàng

Địa điểm: Thôn Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Điện thoại: 05103. 214. 754
Các tour du lịch đến Mỹ Sơn xuất phát từ Hội An, Huế, Đà Nẵng sau khi tham quan xong thường chọn nghỉ lại dùng cơm trưa tại nhà hàng Mỹ Sơn. Tại đây du khách sẽ cảm nhận rất rõ những món ăn dân giã mang đậm dấu ấn của văn hóa vùng miền. Với chất liệu hương vị tại vùng đất phía Tây Quảng Nam với con sông Thu Bồn bù lắng phù sa qua những cọng rau, con cá, trái cà… Tại đây du khách cũng có thể thưởng thức món Mỳ Quảng đặc sản Quảng Nam. Mỳ Quảng ở đây có nhiều loại mỳ gà, mỳ thịt.

 

Nơi lưu trú-Homestay

Cách Mỹ Sơn không xa bên đập Thạch Bàn có giá trị du lịch sinh thái cao. Những làng quê hiền hòa nép mình bên những dãy núi của những cánh rừng Mỹ Sơn. Những căn nhà mái bằng với cuộc sống mang đậm dấu ấn, phong tục tập quán thôn quê sẵn sàng đón bước chân du khách. Dịch vụ homestay được tổ chức ILO đầu tư với nhiều loại hình du lịch như một ngày làm nông dân, một ngày đạp xe tham quan vùng quê, đi thuyền trên mặt hồ Thạch Bàn… vừa mang tính chuyên nghiệp vừa phảng phất nét xưa hoài cổ.

Mỳ Quảng

Chủ yếu là các món ăn truyền thống của vùng quê Quảng Nam, và đặc biệt là món Mỳ Quảng,Cơm Gà Bà Luận Tam Kỳ,món súp.

Cơm Gà Bà Luận Tam Kỳ

Chủ yếu là các món ăn truyền thống của vùng quê Quảng Nam, và đặc biệt là món Mỳ Quảng,Cơm Gà Bà Luận Tam Kỳ,món súp.

Món ăn truyền thống

Chủ yếu là các món ăn truyền thống của vùng quê Quảng Nam, và đặc biệt là món Mỳ Quảng,Cơm Gà Bà Luận Tam Kỳ,món súp.

Bánh mỳ

Chủ yếu là các món ăn truyền thống của vùng quê Quảng Nam, và đặc biệt là món Mỳ Quảng,Cơm Gà Bà Luận Tam Kỳ,món súp.

Hàng Lưu Niệm

Địa điểm: tại các quầy lưu niệm Khu di tích

Mặt hàng truyền thống được trưng bày và giới thiệu tại các quầy hành lưu niệm là gốm đất nung. Các sản phẩm được tạo tác từ hình ảnh hoa văn, vũ nữ Chăm mang giá trị đặc trưng văn hóa Chămpa vừa mang tính ứng dụng rất cao. Du khách đến thăm quan Mỹ Sơn có thể mang về từ đây nhưng sản phầm làm quà lưu niệm để giới thiệu với người thân bạn bè về một địa danh du lịch nổi tiếng - Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn.

Đây là hoạt động văn hóa phi vật thể được tái hiện sinh động tại Khu di tích Mỹ Sơn. Những trích đoạn lễ hội Chăm, múa cung đình, múa tôn giáo được dàn dựng biểu diễn giúp những ai một lần đến Mỹ Sơn cảm nhận rõ hơn về những giá trị độc đáo của nền văn hóa phi vật thể Chămpa.Các nhà nghiên cứu nghệ thuật đã tìm thấy sự giao thoa ảnh hưởng văn hóa Chăm trong văn hóa vật thể và phi vật thể  người Việt miền Trung, trong đó có mảng nghệ thuật. Trống ginăng, baranưng, kèn Saranai, đàn kaní là những nhạc cụ không thể thiếu trong nghệ thuật biểu diễn Chăm.

Lễ hội được tổ chức định kỳ năm chẵn, diễn ra tại hai địa điểm có di sản văn hóa thế giới là Phố cổ Hội An và Khu di tích Mỹ Sơn. Tại Mỹ Sơn, lễ hội tái hiện nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, phục dựng những giá trị văn hóa phi vật thể, trưng bày giới thiệu các sản phẩm làng nghề truyền thống.

Lễ hội được tổ chức hằng năm vào ngày 11 và 12 tháng Hai Âm lịch tại làng Thu Bồn. Lễ hội Bà Thu Bồn là lễ hội thể hiện tín ngưỡng của người dân sống dọc sông Thu Bồn. Lễ hội này thể hiện sự giao thoa, tiếp biến văn hóa giữa người Việt và Chăm. Trong tâm thức người Việt ngày nay Bà còn gắn với truyền thuyết về Mẹ- Mẹ Thu Bồn hay Nữ thần Sông.

Bệnh viện đa khoa An Phước

Địa chỉ:  235 Trần Phú, TP. Phan Thiết, Việt nam
Điện thoại:  (84-62)3 831 056 (cấp cứu)
Bệnh viện đa khoa An Phước cung cấp các loại hình dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sóc khỏe ngày càng đa dạng… Đội ngũ cán bộ, y bác sĩ của An Phước cũng không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Với tổng nhân lực lúc mới hình thành, An Phước chỉ có 52 cán bộ, y bác sĩ, đến nay An Phước đã có 73 cán bộ y, bác sĩ… Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế của An Phước hôm nay không ngừng được củng cố và nâng cấp.