Tip du lịch Sapa

Thông tin chung: 2

Điểm tham quan: 323

Vui chơi giải trí: 108

Đặc sản: 185

Mua sắm: 83

Lễ hội: 100

Bệnh viên: 54

Khái quát về Sapa

1. Tổng diện tích:  24,02km2

2. Dân số: 8.975 người

3. Vị trí: Nằm ở phía Tây BẮc Việt Nam ở độ cao 1,600m so với mực nước biển cách thành phố Lào Cai 38km và 376km tính từ Hà Nội.

4. Dân tộc: Kinh, H'mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xã Phó

5. Khí hậu: Sapa có khí hậu cận nhiệt đới quanh năm mát mẻ. nhiệt độ trung bình năm là 15 độ C. 

Sapa là một thị trấn vùng cao, là khu nghỉ mát nổi tiếng thuộc huyện Sapa, tỉnh Lào Cai.Nơi đây ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu của tự nhiên, phong cảnh thiên nhiên với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng cây, tạo nên bức tranh có bố cục hài hoà, có cảnh sắc thơ mộng và hấp dẫn từ cảnh quan đất trời vùng đất phía Tây Bắc. Sa Pa có khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻ quanh năm. Thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, thường có nắng nhẹ, khí hậu dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15 °C. Mùa hè, thị trấn không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13 °C – 15 °C vào ban đêm và 20 °C – 25 °C vào ban ngày. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0 °C, đôi khi có tuyết rơi. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm, tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 8.Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 38 km và 376 km tính từ Hà Nội. Ngoài con đường chính từ thành phố Lào Cai, để tới Sa Pa còn một tuyến giao thông khác, quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, Lai Châu. Mặc dù phần lớn cư dân huyện Sa Pa là những người dân tộc thiểu số, nhưng thị trấn lại tập trung chủ yếu những người Kinh sinh sống bằng nông nghiệp và dịch vụ du lịch.
       Tên gọi Sapa có nguồn gốc từ tiếng Quan thoại (trung quốc). Đây là nơi sinh sống của cư dấn 6 dân tộc Kinh, H'Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xã phó. Sapa là vương quốc của hoa trái: hoa anh đào, đào quả, mận hậu, mận tím, mận tam hoa, hoa bất tử, hoa lê, hoa cúc. 
       Vào thập niên 1940, người Pháp đã quy hoạch xây dựng Sapa thành nơi nghỉ mát, điều dưỡng khá lý tưởng. Ở đây có hơn 200 biệt thự theo kiểu phương Tây ngay trung tâm thị trấn điều này làm cho thị trấn mang dáng dấp của một thành phố Châu Âu. 

Là ngọn núi cao nhất Việt Nam, cũng là cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là "nóc nhà Đông Dương" (3,143m) thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sapa khoảng 9km về phía Tây nam

Là một làng dân tộc Mông nằm cách thị trấn Sapa 2km. Đây là điểm tham quan hấp dẫn của du lịch Sapa. Làng hình thành từ thế kỷ 19  do một bộ phận dân tộc ít người gười quần tụ theo phương pháp mật tập (dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét và sinh sống, trồng trọt canh tác ngay trên những sườn đồi quần cư). Gần nơi quần cư, họ còn trồng lúa, ngô trên các nương bậc thang hoàn toàn theo phương pháp thủ công. 

 

Xem tour liên quan

Thác Bạc nằm cạnh quốc lộ 4D, cách trung tâm thị trấn Sapa 12km về hướng tây. Thác Bạc có độ cao  hơn 200m là thượng nguồn của dòng suối Mường Hoa với độ cao 1,800m nằm dưới chân đèo Ô quý hồ. Từ trên khe núi cao dòng nước ầm ầm đổ xuống bọt tung trắng xóa như những đóa hoa nên được gọi là Thác Bạc

Thác tình yêu là một thắng cảnh tại khu du lịch Sapa cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 4km về hướng Tây nam. Thác Tình Yêu cũng là điểm bắt đầu của  hành trình du lịch leo núi Phanxipang. Thác có độ cao tương đối gần 100m có độ cao tuyệt đối gần 1,800m so với mực nước biển. Thác có tên gọi là tình yêu bắt nguồn từ câu chuyện tình giữa chàng tiều phu Ô quy Hồ - con trai của thần núi và nàng tiên thứ 7

Xem tour liên quan

Bản Tả Van cách trung tâm thị trấn Sapa 10km là nơi tập trung sinh sống của người dân tộc Giáy. Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, sản xuất và chạm khắc. Ngày nay một số họ gia đình ở đây đã biết đầu tư cho du lịch họ xây những ngôi nhà hoặc khách sạn thoe kiểu đặc trung dân tộc để thu hút khách nước ngoài. Vì thế Tả van là nơi thích hợp cho du lịch kiểu Homestay

Xem tour liên quan

Chợ Bắc Hà là một chợ phiên tại huyện Bắc Hà, cách thành phố Lào Cai 76km, khoảng 2 tiếng rưỡi đi xe buýt. Chợ nổi tiếng vì còn giữ được vẻ nguyên sơ và mang đậm nét đặc trưng của dân tộc vùng cao Việt Nam. Chợ chỉ họp mỗi tuần một phiên vào ngày chủ nhật. Chợ Bắc Hà là nơi giao lưu, trao đổi hàng hóa địa phương với hàng hóa ngoài tỉnh, và là nơi giao lưu gặp gỡ về văn hoá giữa các dân tộc ở địa phương.

Xem tour liên quan

Nhà thờ đá SaPa được xây dựng từ năm 1895 là dấu ấn kiến trúc cổ toàn vẹn nhất của người Pháp còn sót lại tại SaPa. Nhà thờ Sa Pa toạ lạc trên một vị trí đắc địa với phía sau là núi Hàm Rồng che chắn, phía trước là khu đất rộng, bằng phẳng, nơi diễn ra những lễ hội đầy màu sắc của phố núi.Hình dạng và kiến trúc của Nhà thờ được xây theo hình thập giá theo kiến trúc Gotic La Mã.

Xem tour liên quan

Cổng trời Sapa là đỉnh đường bộ cao nhất Việt Nam, đỉnh đèo Trạm Tôn - con đèo nằm len lỏi giữa dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Cổng trời cách thị trấn Sapa 18km về hướng Bắc. đường lên Cổng Trời quanh co khúc khuỷu với nhiều khúc cua gấp, nhiều đoạn đường hẹp mà một bên là vách núi sừng sững, một bên là vực sâu thăm thẳm có thể khiến những tay lái "mềm" toát mồ hôi hột ngay cả trong thời tiết giá lạnh của SaPa. 

Cầu Mây là cây cầu làm bằng mây vắt ngang dòng suối Mường Hoa thơ mộng. Cầu Mây cách thị trấn Sa Pa khoảng 17 km về phía Đông Nam, từ đường lớn, du khách đi theo con đường mới mở tuy hơi dốc và cua nhiều, nhưng đường đến Tả Van giờ đã được mở rộng rất thuận tiện. Cây cầu nổi tiếng làm bằng dây mây này giờ chỉ phục vụ cho du lịch vì đã có một cây cầu bằng gỗ, vững chãi nằm song song với cây cầu cũ an toàn hơn

Từ lâu Sapa được du khách năm chầu tìm đến với sự yêu mến và thích thú, thưởng thức những cảnh đẹp nguyên sơ nhưng không kém phần mĩ miều. Một trong số đó có thung lũng Mường Hoa đang trở thành một điểm dừng chân lý thú của du khách trong và ngoài nước

Xem tour liên quan

Mountain Bar Club

Mountain Bar & Pub là một trong những quán bar nổi tiếng nhất tại Sapa. Quán bar thu hút khá đông du khách nước ngoài bởi đội ngũ nhân viên thân thiện, không gian ấm cúng, và đặc biệt là món beer rất được nhiều người ưa chuộng.  Quán có diện tích tuy nhỏ nhưng có thiết kế rất hợp lý với những mảng tường lát gỗ và lò sưởi

Misty bar Sapa

Quán Bar DJ Misty bar tại đường Fansipan Sa pa ấn tượng và phong phú với kiến trúc truyền thống mang phong cách của miền nú, ấm cúng và ấn tượng với những đồ uống giá cả hợp lý cho tất cả các du khách. Thể loại nhạc sàn dj và các loại nhạc châu Âu. Tại đây các loại rượu được phục vụ với giá thành hợp lý, bàn bia phục vụ 24/24, bàn DJ với hệ thống âm thành hay chắc chắn sẽ tạo cho quý khách một buổi tối thạt thú vị. 
Địa chỉ: số 015 - Fanxipang - Sapa - Lào Cai

H'mong Sister Bar and Game

Đây là quán được thiết kế theo phong cách truyền thống đặc trưng của SAPA với kiểu trang trí độc đáo gây ấn tượng mạnh cho du khách. Quán phục vụ các loại đồ uống và có khu chơi game, khu massage đáp ứng mọi yêu cầu của du khách. 
Địa chỉ: 31 Mường Hoa, thị trấn Sapa

Công viên Nhạc Sơn

Công viên Nhạc Sơn chính là một trong những địa điểm đang hút khách hiện nay của Lào Cai. Được đưa vào sử dụng từ năm 2004, công viên có tổng diện tích 15 ha, trong đó diện tích mặt nước hồ là 5,6 ha, có 3 nhà hàng phục vụ ăn uống, hội họp và đám cưới, sinh nhật, một khu vui chơi giải trí cho thiếu nhi trong những dịp hè và lễ tết

Massage Vip - Mường Thanh

Massage VIP tại Sa pa nằm trong khách sạn Mường thanh Sa pa với nhiều phòng tắm và xông hơi tiêu chuẩn cao, cùng độ ngũ nhân viên nhiệt tình. Nằm phía sau siêu thị Sa pa có các trò chơi như bia, chiếc nón kỳ diệu...

Tắm thuốc lá Hùng Hồng

Cơ sở tắm lá thuốc người Dao đỏ Hùng Hồng nằm trên tầng 4 của khách sạn Bình Minh Sa Pa, với chất lượng lá thuốc tốt, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lành mạnh.
Địa chỉ: Tầng 4 Khách sạn Bình Minh 2 Sa pa, Phố Thủ Dầu 1 Sa pa, Lào cai

Bamboo Bar

Bamboo Bar là quán bar lớn nhất tại Sapa, nơi phục vụ quý khách các loại hình âm nhạc độc đáo, đặc sắc của 5 nhóm dân tộc thiểu số tại Sapa. Những chàng trai làng và những cô gái bản sẽ giúp quý khách thưởng thức và tham gia vào các tiết mục nhảy, múa đặc sắc mà chỉ tại Bamboo Bar quý khách mới có cơ hội chiêm nghiệm những sắc màu văn hóa dân tộc thiểu số

Thắng cố

 Thắng cố là đặc sản của người Mông, thường có ở các bản làng và các phiên chợ của người Mông. Thắng cố Sa Pa chế biến chủ yếu từ ngựa, một nồi thắng cố có thịt, tim, gan, lòng, tiết ngựa và 12 thứ gia vị: thảo quả, quế chi, sả, gừng và nhiều thứ gia vị gia truyền khác, trong đó, cây thắng cố là gia vị thứ 12. Khi ăn, người ta sẽ múc nước dùng ra nồi lẩu, thái thịt ngựa thả vào

Xem tour liên quan

Lợn cắp nách

Lợn cắp nách  được ra đời từ thói quen chăn nuôi lạc hậu của bà con dân tộc vùng cao như Dao ,Thái, Mông. Lợn cắp nách là tên gọi giống lơn bản địa nuôi theo hình thức thả rông và tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thức ăn công nghiệp nào, mỗi khi cần đồng báo tóm một con kẹp vào nách đem ra chợ bán nên có tên gọi là 'Lợn cắp nách"

Xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc là món ăn chơi nổi tiếng của dân tộc Tày sinh sống chủ yếu ở cùng Việt Bắc nước ta. Xôi ngũ sắc là món ăn truyền thống của dân tộc vào các dịp lễ Tết, ngày mùng 5 tháng 5, khi nhà có khách quý. Gọi là xôi ngũ sắc vì khác với các loại xôi thông thường, xôi ngũ sắc được tạo nên bởi năm loại xôi với năm màu khác nhau. Đó là màu đỏ, màu vàng, màu xanh, màu tím và màu trắng

Cá Hồi Sapa

Cá hồi mới được nuôi thành công ở Sa Pa nhờ vào khí hậu ôn đới, gần giống khí hậu vùng châu Âu và Bắc Mĩ, nơi sinh sống của cá hồi. Không giống với cá hồi nhập khẩu thường béo, thịt bở, cá hồi nuôi ở Sa Pa có thịt chắc,màu hồng đẹp, thớ săn, ít mỡ và giá trị dinh dưỡng cao, có thể chế biến thành nhiều món khách nhau, nổi bật là gỏi cá hồi, lầu cá hồi, cá hồi nướng...Nhờ vậy mà cá hồi đang dần trở thành món ăn sang trọng để thiết đãi du khách khi đến với Sa Pa.

Khăng gai

Đây là món ăn truyền thống không thể thiếu của đồng bào dân tộc vùng cao trong đó có Sapa. Thịt xông khói (hay còn gọi là khăng gai) thường được làm vào mùa đông, khi thời tiết giá lạnh, bếp lửa luôn rực đỏ than hồng, người dân thường mổ lợn, mổ trâu, một phần ăn luôn, phần còn lại làm thịt xông khói ăn dần

Món nướng Sapa

Đến Sa Pa du khách sẽ bắt gặp các quầy hàng bán đồ nướng ở khắp mọi nơi. Có lẽ do khí hậu lạnh, nên đồ nướng đã trở thành món ăn đặc trưng của xứ này. Có rất nhiều món nướng, du khách có thể thoải mái lựa chọn như: trứng gà, trứng vịt, thịt xiên, rau cải quấn thịt, cơm lam, chân cánh gà, ngô, khoai và nhiều món đặc biệt khác. Vào buổi tối se lạnh hay những ngày mùa đông giá rét, "phố nướng" là nơi thu hút rất đông du khách đến thưởng thức.

Cơm lam

Cơm lam là món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc nước ta, nguyên liệu chính là gạo nếp được nướng trong ống tre. Khi nướng chín, chỉ cần chẻ bỏ phần vỏ tre cháy bên ngoài, chừa lại một lớp lạt tre mỏng vừa tay người bóc khi ăn cơm. Cơm lam phổ biến và được yêu thích bởi vị ngon ấn tượng của gạo nếp, nước suối và hương thơm nhẹ nhàng của tre

 

Rượu táo mèo

Ở Sapa, cây táo mèo mọc hoang trên các dãy núi Hoàng Liên Sơn. Táo mèo cứ thế lớn lên trong rừng rồi đơm hoa kết trái, một món quà thiên nhiên ưu đãi cho đồng bào Mông. Qủa táo mèo được kết từ hương của rừng, ngấm đẫm gió ngàn, hấp thụ khí đất, khí trời và nắng gió vùng cao nên nó có đủ vị chua ngọt và chát đắng

Xem tour liên quan

Rượu San Lùng

Đây là loại rượu đặc sản của người Dao. Theo truyền thuyết nơi đây rượu San Lùng là rượu của trời, của các đấng thiên tinh. Ấy là khi trời mưa, nắng, người ta thường thấy xuất hiện một chiếc cầu vồng như ba vòi nước hút từ dòng suối chảy ra từ lòng nùi Pò Sèn ngược lên trời. Người Dao đỏ gọi ba vòi nước đó là San Lùng, nghĩa là 'tam long' và địa danh ấy là San Lùng.

Rượu ngô Bản Phố

Cùng với rượu Táo mèo và rượu San Lùng, rượu ngô Bản Phố được coi là danh tửu của Lào Cai. Đó không chỉ là vị cay của rượu, vị nồng của ngô mà còn là hương vị núi rừng, men say tình người. Rượu ngô Bản Phố còn gọi là rượu ngô Bắc Hà, là một loại rượu ngon đặc sản của người Mông ở Bản Phố, Lào Cai. Thương hiệu rượu ngô Bản Phố thơm ngon, nổi tiếng được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng nên người ta đến Bắc Hà mua rượu ngô đặc sản Bản Phố mang về xuôi bán, ở thành phố Lào cai, Yên Bái, Phú Thọ, thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… cũng có nhiều điểm bán rượu ngô đặc sản Bản Phố. 

Hue Silk

Một cửa hàng trong hàng loạt các cửa hàng tại phố Cầu Mây chuyên bán các sản phẩm làm từ lụa, đồ thổ cẩm thủ công. Gian hàng của Hue Silk có nhiều mức giá cho bạn lựa chọn.
 Địa chỉ: 24 Cầu Mây, Sapa

Chợ Sapa

Chợ Sa Pa là chợ của người H'Mông, người Dao được họp vào tối thứ bảy hàng tuần. 
Chợ Sa Pa là một hoạt động kinh tế văn hóa rất độc đáo, đây là nơi trao đổi mua bán nhiều loại hàng hóa, sản phẩm địa phương, đồng thời là dịp cho bà con vùng cao đi chợ phiên và thanh niên nam nữ các dân tộc hẹn hò gặp gỡ, ca hát giao duyên để tìm hiểu bạn đời qua khúc hát tỏ tình, qua tiếng sáo, tiếng khèn, đàn môi... 
Chợ Sa Pa là nơi hấp dẫn khách du lịch thích tìm hiểu văn hóa các dân tộc.
Vị trí:Thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Chợ phiên Bắc Hà

Bắc Hà là chợ phiên thuộc loại lớn nhất vùng cao biên giới.
Tại đây, bạn có thể tùy ý lựa chọn những sản phẩm thổ cẩm, hoa mắt với những sắc màu rực rỡ của váy áo các thiếu nữ dân tộc Mông, Dao đỏ. Khách du lịch nước ngoài thường trầm trồ trước những bức tranh được dệt thủ công với những họa tiết sinh động, màu sắc hài hòa và đẹp mắt. 

Chợ Cốc Ly

Ngay bên cây cầu treo bắc qua dòng sông Chảy là chợ Cốc Ly. Chợ không lớn nhưng lại rất quan trọng đối với đồng bào dân tộc ở phía tây huyện Bắc Hà (Lào Cai). 
Mỗi tuần họp một lần vào thứ ba, Cốc Ly là nơi họp mặt, trao đổi hàng hóa của người Mông hoa, người Dao khuyển (còn gọi là Dao đen) và người Nùng. 

Sapa shop

Cửa hàng chuyên bán đồ thủ công

Địa chỉ: 048 phố Cầu Mây, thị trấn Sapa

Viet Silver

Cửa hàng chuyên bán trang sức vàng bạc thủ công

Địa chỉ: 034 Phố Phanxipang, thị trấn Sapa

Woodcarving shop

Cửa hàng chuyên bán đồ gỗ thủ công mỹ nghệ

Địa chỉ: 014 phố Mường Hoa, thị trấn Sapa

Cửa hàng đá mỹ nghệ

Cửa hàng chuyên bán sản phẩm đá mỹ nghệ

Địa chỉ: 017 phố Mường Hoa, thị trấn Sapa

Thời gian: mùng 1 / 2 tết Âm Lịch
  Hàng năm, người Xá Phó thường tổ chức lễ quét làng vào ngày ngọ, ngày mùi hoặc ngày con người (à thá cũng) vào tháng hai âm lịch với mục đích để năm mới mọi người được bình yên, hoa màu tươi tốt, súc vật nuôi không bị ốm chết. Trước ngày tổ chức lễ cúng, ông chủ gia đình các hộ trong làng họp nhau tại nhà người cao tuổi nhất làng bàn công việc. 

Thời gian: Ngày Thìn - tháng Giêng Âm lịch
Lễ hội Róong Poọc vốn là lễ hội truyền thống độc đáo của người Giáy ở Tả Van nhưng nhiều năm nay đã lan rộng, trở thành lễ hội chung của cả vùng thung lũng Mường Hoa. Đây là lễ hội cầu mùa màng bội thu, người yên vật thịnh, mưa thuận gió hòa

Thời gian: Mùng 1 tết Âm lịch
Hội Gầu Tào là lễ hội quan trọng của người Mông. Lễ hội mở ta nhằm một trong hai mục đích cầu phúc hoặc cầu mệnh

Thời gian: từ mùng 4 ~ 10 tết Âm lịch
Lễ hội xuống đồng đầu xuân của đồng bào dân tộc Tày, Dao xã Bản Hồ- Sa Pa (Lào Cai) khai hội sáng ngày mồng 8 Tết ( ngày 2/2) đã thu hút rất đông nhân dân địa phương và du khách thập phương, có rất nhiều khách du lịch nước ngoài đã đến dự vui và khám phá nét văn hoá đặc sắc của đồng bào vùng núi cao phía bắc.

Thời gian: Ngày mùi, ngọ - tháng 2 Âm lịch
Hàng năm, người Xá Phó thường tổ chức lễ quét làng vào ngày ngọ, ngày mùi hoặc ngày con người (à thá cũng) vào tháng hai âm lịch với mục đích để năm mới mọi người được bình yên, hoa màu tươi tốt, súc vật nuôi không bị ốm chết. Trước ngày tổ chức lễ cúng, ông chủ gia đình các hộ trong làng họp nhau tại nhà người cao tuổi nhất làng bàn công việc.

Thời gian: Ngày Thìn - tháng 6 Âm lịch
Từ thập kỷ 50 về trước, Tả Van có một ngôi miếu thờ 3 gian. Ngôi miếu dựng ở ngay đầu cầu treo sang làng Tả Van Giáy. Ngôi miếu trở thành địa điểm tổ chức lễ “Nào Cống” của cả vùng thung lũng Mường Hoa.

Thời gian: Ngày 15 - tháng Giêng Âm lịch
Người Tày xã Tả Chải huyện Bắc Hà mở hội xòe Tả Chải để cúng Thần Nông - vị thần cai quản ruộng nương, đồng thời đây cũng là dịp tổ chức vui chơi cho dân bản. Sáng sớm ngày rằm tháng Giêng hàng năm, khi ông mặt trời nhô lên, là lúc mọi người đang háo hức dự hội, thì ở ngoài đồng tiếng trống, tiếng chiêng vang rộn khắp núi rừng giữa tiết xuân ấm áp

Thời gian: 1 ~2/5
Lễ hội trên mây được tổ chức tại khu du lịch Hàm Rồng (thị trấn Sapa, Lào Cai) vào hai ngày 1 và 2/5. Hàng ngàn du khách đã được thưởng thức các chương trình văn nghệ dân ca dân vũ đặc sắc của 5 dân tộc anh em Hmông, Dao, Tày, Giáy, Xá Phó đến từ các xã Tả Van, Bản Khoang, San Sả Hồ, Tả Phìn, Bản Hồ...; tham quan các khu trưng bày sản phẩm lưu niệm, trang sức, dụng cụ sản xuất, nhạc cụ của các dân tộc, xem trình diễn trang phục dân tộc, tham gia vào các trò chơi, môn thể thao truyền thống như kéo co, đẩy gậy, đánh đu, bản nỏ.

Bệnh viện đa khoa huyện SaPa

Địa chỉ: Quốc lộ 4D - Đường Điện Biên – TT Sa Pa

Điện thoại: 020 3871116

Bệnh viện SaPa là bệnh viện hạng III, gồm 9 khoa: khoa khám bệnh, khoa xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, khoa ngoại, khoa nội- YHCT, khoa sản, khoa nhi, khoa truyền nhiễm, khoa hồi sức cấp cứu, khoa dược- VTYT. Tổng số giường bệnh kế hoạch năm 2014 là 140 trong đó bệnh viện đa khoa huyện là 90 giường; 05 PKĐKKV là 50 giường. Số giường bệnh thực kê tại BVĐK huyện là 200 giường. 

Phòng y tế huyện SaPa

Địa chỉ: 091 phố Xuân Viên - thị trấn Sapa - huyện SaPa - tỉnh Lào Cai

Điện thoại: 020 3872880

Trung tâm y tế huyện SaPa

Địa chỉ: Thị Trấn Sa Pa, Huyện Sa Pa, Tỉnh Lào Cai

Điện thoại: 020 3873478

 

 

Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai

Địa chỉ: phố Hàm Nghi, phường Kim Tân, tỉnh Lào Cai

Điện thoại: 0203842345/ 020 37589

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai được thành lập theo Quyết định số 3104/QĐ-UBND ngày 30/10/2012, trên cơ sở sát nhập từ 2 bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa số I và Bệnh viện Đa khoa số II. Bệnh viện được đầu tư xây dựng mới với quy mô, kết cấu tổng thể hiện đại, không gian rộng, thông thoáng, gồm: 12 khối nhà chính. chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa Lào Cai là cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh, đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học về y học, hợp tác quốc tế v..v..