Lễ hội
Hỗ trợ trực tuyến
  • Hotline :093.636.9060
  • Khách sạn :0987 666 888
Số điện thoại từng bộ phận
  • Du thuyền 093.636.9060

  • Khách sạn 094.998.0762

  • Máy bay093.636.2245

  • Tàu hỏa 093.636.7595

  • Tour094.998.0762

Dự báo thời tiết

26ºC Nhiều mây, có mưa

Hội chợ xuân Gia Lạc

Trong ba ngày Tết cũng như nhiều vùng khác, tất cả các chợ ở Huế đều nghỉ mua bán để mọi người tổ chức lễ hội, cúng ông bà, thăm hỏi nhau. Tuy nhiên, chỉ có một chợ Tết độc nhất đã mở trong những ngày đầu xuân- Ðó là chợ Gia Lạc- đông vui chỉ trong 3 ngày Tết.
Có thể hiểu Gia Lạc theo 2 cách:” nhà nhà vui tươi”; hoặc “thêm vui” (ngụ ý ngày xuân đã vui rồi, chợ lập ra để tăng thêm nguồn vui- cách lý giải này được nhiều người chấp nhận)
Chợ lập được từ thời Minh Mạng (1820-1840) do Ðịnh Viễn Công Nguyễn Phước Binh, con thứ tư của Gia Long. Lúc đầu chợ chỉ họp nhóm trong giới hạn thân nhân nơi phủ đệ của ông nhằm trao đổi hàng hóa, vui chơi.
Sau thấy vui, nhân dân quanh vùng đến mua bán, rồi bày các trò chơi dân gian. Do vậy, chợ Gia Lạc trở thành một hình thức hội chợ xuân, loại chợ phiên trong ngày Tết. Ðịa điểm chợ ở tại ngã 3, giáp ranh làng Nam Phổ, trên 2 nẻo đường, 1 về Dương Nổ, 1 về Ngọc Anh- cách trung tâm thành Huế, đi theo hướng về Vĩ Dạ khoảng 3km. Chợ cách bờ sông Hương khỏang 300m. Bên kia sông là chợ Dinh hiện nay.
Hàng mua bán ở chợ Gia Lạc rất phong phú, thay đổi theo năm: từ những đồ gia dụng đến đồ chơi trẻ em, thay đổi theo năm: từ những đồ gia dụng đến đồ chơi trẻ em, thức ăn uống. Ðó là hình thức “chợ trời” ngày nay.
Chợ còn là điểm tập trung vui chơi trong 3 ngày Tết: các cuộc chơi bài chòi, bài ghế, hò giã gạo, bài thái đều được tổ chức.
Người đi chợ ăn mặc thật chải chuốc, chỉnh tề. Các bà, các chị với y phục cổ truyền, áo mớ năm, mớ ba...ngoài việc mua bán, còn có ăn uống, vui chơi. Cả người bán lẫn người mua ăn nói, ứng xử lịch sự, vui vẻ, không có cảnh ồn ào cãi cọ thiếu văn hóa. Cuộc vui chơi diễn ra trong 3 ngày Tết. Qua ngày mồng Bốn, tất cả chợ trời trở lại sinh hoạt bình thường. Ðây là nơi biểu hiện nền văn hóa Huế tương đối tập trung và rõ nét, từ phong cách ăn mặc đến ngôn ngữ.