Tip du lịch Hội An

Thông tin chung: 2

Điểm tham quan: 323

Vui chơi giải trí: 108

Đặc sản: 185

Mua sắm: 83

Lễ hội: 100

Bệnh viên: 54

Khái quát về Hội An

1. Tổng diện tích:  6.027,25 ha 

2. Dân số: 88.933 người6.925 người86.925 người

3. Vị trí::Thành phố Hội An nằm ở vùng hạ lưu ngã 3 sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam,  cách thành phố Đà Nẵng về phía nam  28km

4. Dân tộc: Kinh, Hoa

5. Vùng: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

6. Mã điện thoại: 510

7. Mã bưu chính: 51000


Thành phố Di sản Văn hoá Thế giới Nằm ở duyên hải miền Trung, Hội An  thật hiền ho à,  thơ mộng bên dòng  sông Thu Bồn, nơi đổ ra biển cả. Đã từ rất lâu đời, Hội An là nơi gặp gỡ, hội tụ, giao hoà văn hoá quốc tế mang đầy tính nhân văn.

Với một diện  tích khá khiêm nhường, chỉ hơn 60 km2, Hội An, vùng đất anh hùng thời kháng chiến cứu nước và thời kỳ đổi mới đang từng ngày làm nên kỳ tích. Với quần thể kiến trúc cổ hàng trăm năm tuổi của một đô thị thương cảng quốc tế vang bóng một thời; với hệ sinh thái rừng ngập mặn, dãi san hô muôn hồng nghìn tía, hệ sông nước chằng chịt, nên thơ và hải đảo Cù Lao Chàm xanh ngát rộn ràng những cánh Yến bay, Hội An, như một viên ngọc càng mài càng sáng, đang từng bước bóc tách những góc cạnh xù xì để phô diễn vẻ đẹp tinh tế, khiêm nhường để từ đó hiện lên sức sống trẻ của một vùng đất hiền hoà, duyên dáng.

Từng được biết đến với hình ảnh một đô  thị cổ, một  thành phố Di sản Văn hoá Thế giới, Hội An ngày nay đang chuyển mình trở thành một đô thị du lịch ven biển miền Trung, một điểm đến lý tưởng cho những ngày nghỉ cuối tuần, những kỳ nghỉ hè thú vị bên bãi biển trong xanh đầy nắng gió và rất đỗi thanh bình.

Đến với Hội An, ngoài việc khám phá kho tàng văn hoá đa chiều xanh nét rêu phong, cổ kính, bạn còn có cơ hội  thăm  thú các  làng nghề  truyền  thống,  thưởng ngoạn cảnh quan sông nước xinh đẹp vùng cửa sông ven biển, nghỉ ngơi bên bờ biển mát lành, thấm đẫm khí hậu hải dương hoặc lặn ngắm san hô tuyệt đẹp của đảo xanh Cù Lao Chàm hùng vĩ... Tất cả sẽ khắc ghi trong bạn những dấu ấn khó phai mờ!

Với hơn 70 khách sạn và khu nghỉ dưỡng biển chất lượng cao gồm hơn 3000 phòng có khả năng đón  tiếp và phục vụ cho hơn 4000 khách mỗi ngày, đến nay, Hội An đã vinh dự chào đón gần 1 triệu lượt khách dến tham quan du lịch mỗi năm.

Thành phố Hội An có dân số gần 9 vạn người sinh sống trên 9 phường, 4 xã, trong đó có xã đảo Tân Hiệp (quần đảo Cù Lao Chàm). Di Sản Văn hoá  thế giới Đô  thị cổ Hội An nằm  trong phạm vi 3 phường Minh An, Cẩm Phô và Sơn Phong,  trong đó phần  lớn  thuộc phường Minh An. Với diện tích khá khi êm tốn, khoảng 0,5 Ha, Đô thị cổ Hội An l à cả một kho tàng đầy ắp các di tích quí giá và những giá trị văn hoá đặc trưng đẫm chất truyền thống.

Để có được những phút giây lắng đọng, an b ình giữa nhịp sống hổi hả đầy áp lực của cuộc  sống  hiện  đại, mời  bạn  thu  xếp một  chuyến  đi  về miền Trung,  về  với Hội An, một thành phố hiền hoà, yên bình, cổ kính rất gần thành phố Đà Nẵng. Hội An luôn chào đón bạn với những nụ cười nồng ấm nhất.

Đô thị cổ Hội An nằm cách thành phố Đà Nẵng 30 km về phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ 60 km về phía Đông Bắc. Từ cuối thế kỷ 16, Hội An từng là trung tâm mậu dịch quốc tế trên hành trình thương mại Đông - Tây, là một thương cảng phồn thịnh nhất của xứ Đàng Trong - Việt Nam trong triều đại các chúa Nguyễn bởi thương thuyền từ Nhật Bản, Trung Hoa, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan ... thường đến đây để trao đổi, mua bán hàng hoá. 

Phố cổ Hội An trầm mặc nép mình bên dòng sông Hoài thơ mộng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng không chỉ với du khách trong nước. Hội An có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh làm say lòng người, đi vào trong thơ ca, nhạc họa. Với người dân phố Hội, chùa Cầu là linh hồn, là biểu tượng tồn tại hơn bốn thế kỷ qua. Đến Hội An mà chưa ghé thăm chùa Cầu thì coi như chưa đến.

Xem tour liên quan

Chùa Ông, ở số 24 đường Trần Phú còn được gọi là Quan Công miếu, tên chữ là Trừng Hán Cung được người Minh Hương định cư tại Hội An và người Việt xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 17, thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Vũ), nhằm kính ngưỡng, ca tụng, tán dương lòng nghĩa khí, tiết trung liệt của Ông.

Là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các bài trí nội thất, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây. Được biết, toàn bộ phần kiến trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện.

Nằm tại số 10 đường Nguyễn Thái Học, Hội An.
Được xây dựng cách đây gần 200 năm, nhà cổ Tấn Ký có kiểu kiến trúc hình ống - đặc trưng của loại nhà phố Hội An, với nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất, nhập hàng hoá. Vật liệu trang trí nội thất ngôi nhà chủ yếu là các loại gỗ quý và được trạm trỗ, điêu khắc rất tinh xảo các hình về giao long, hoa quả, bát bửu, dải lụa... thể hiện sự sung túc của các thế hệ chủ nhân. 

Địa chỉ: 04 đường Nguyễn Thị Minh Khai, Hội An.
Với tuổi thọ hơn 100 năm, nhà cổ Phùng Hưng có kết cấu độc đáo với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á Đông tại Hội An trong các thế kỷ trước đây. Ngôi nhà chứa đựng nhiều thông tin về lối sống của tầng lớp các thương nhân ở thương cảng Hội An xưa. Mặc dù cũng được thực hiện bằng chất liệu quý nhưng nhà cổ Phùng Hưng không trạm trỗ, điêu khắc cầu kỳ mà được giữ thô một cách cố ý.

Đình Sơn Phô hiện nằm trên đường Cửa Đại, Sơn Phô II, Cẩm Châu, Hội An. Có nhiều khả năng đình làng được dựng sau năm 1843 (chưa có tài liệu chính xác, chỉ có những hoành phi và sắc phong trong đình ghi lại). Đìng làng dựng theo kiểu truyền thống 3 gian 2 chái, lợp ngói âm dương, trước có bình phong khảm sành sứ, hình lân. Trong đình còn lưu giữ 2 bức hoành phi trên gian điện thờ chính trên ghi Sơn Phô Đình, dưới ghi Thiên Trung Bửu Điện, thời gian ghi năm mùa thu năm Mậu Thân (>"< mình ch ịu trò tính năm kiểu nằm, mà ông bà ta thì cực thích).

Nằm ở số 7 đường Nguyễn Huệ, Hội An.
Đây là ngôi chùa thờ Phật duy nhất còn lại giữa khu phố cổ. Quan âm Phật Hương có kiến trúc và cảnh quan xinh đẹp đồng thời còn lưu giữ gần như nguyên vẹn các tác phẩm điêu khắc gỗ đặc sản do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện. Chùa thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát và một số chư vị Phật, Bồ Tát khác, vì vậy trong những ngày lễ, ngày rằm thường có rất nhiều người đến khẩn cầu.

Bảo tàng hình thành từ năm 1989, trưng bày trên 212 hiện vật bằng gốm, sứ, đồng, sắt, giấy, gỗ ...có liên quan đến các giai đoạn phát triển của Ðô thị - thương cảng Hội An từ thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh (Từ đầu đắn thế kỷ thứ II sau Công nguyên), tiếp nối bởi văn hóa Champa (Thế kỷ II - TK XV) và văn hóa Ðại Việt, Ðại Nam (TK XV - XIX).

Vị trí bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An nằm tại số 33 Nguyễn Thái Học. Bảo tàng được triển khai tại 33 - Nguyễn Thái Học, là ngôi nhà cổ lớn nhất trong Đô thị cổ có chiều dài 57 mét, chiều ngang 9 mét, hai tầng sàn bằng gỗ thông 2 mặt phố Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng.Bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An  được bắt đầu mở cửa đón khách vào ngày 24/3/2005. Nguyên đây là ngôi nhà cổ điển hình trong Đô thị cổ, có chiều dài 57m, chiều ngang 09m, gồm hai tầng, sàn bằng gỗ, thông hai mặt phố Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng.

Biểu diễn nghệ thuật cổ truyền

Địa chỉ: 66 đường Bạch Đằng, thành phố Hội An
Điện thoại: 0510.3861159

Trò chơi thể thao nước

Jetski (môtô nước), canoes, xuồng cao su, thuyền kayak, dù bay, lướt ván, kéo phao chuối, lặn biển (lặn nông và lặn sâu), câu cá, thả diều, đá bóng trên cát... tại bãi biển Cửa Đại và đảo Cù Lao Chàm, liên hệ.
Hội An Beach Resort. Điện thoại: 0510.3927011
Victoria Hội An Resort. Điện thoại: 0510.3927040
San hô xanh. Điện thoại: 0510.3914985
Công ty lặn biển Hải Bàn. Điện thoại: 0510.3910782

Xem phim

 Rạp chiếu phim Hội An. Địa chỉ: 47 Phan Chu Trinh, thành phố Hội An

Du thuyền trên sông Hoài

Văn phòng hướng dẫn tham quan Hội An
Địa chỉ: Quảng trường sông Hoài, thành phố Hội An
Điện thoại: 0510.3910035

Cơm gà Phố Hội

Nhắc đến ẩm thực Hội An, món ăn đứng hàng đầu trong các bảng xếp “bất thành văn”, bên cạnh cao lầu thì không ứng cử viên nào xứng đáng hơn cơm gà. Món ăn thanh nhã vừa miệng thích hợp với mọi mùa trong năm là niềm tự hào vô bờ của người dân phố Hội, thế mới có câu “chưa ăn cơm gà xem như chưa tới Hội An”. 

Cao lầu Hội An

Cao lầu là tên một món mỳ ở Hội An. Đây được xem là món ăn đặc sản của thị xã Hội An. Món mỳ này có sợi mỳ màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo, các loại rau sống và rất ít nước dùng. Sợi mỳ màu vàng là do được trộn với tro một loại cây ở địa phương.Cao lầu, món ăn độc đáo gắn liền với phố cổ Hội An. Mới nhìn cao lầu trông giống như mì, nhưng không phải mì. Người ta ít biết đến cao lầu không phải vì nó không ngon mà vì món ngon này khiêm nhường. Nhiều người cho rằng món này của người Hoa, nhưng Hoa kiều ở đây lại không công nhận nó. Còn người Nhật thì cho rằng nó giống mỳ udon của họ nhưng khác về hương vị và cách chế biến.

Bánh bao - Bánh vạc

Đến với Hội An, bạn sẽ tha hồ thưởng thức rất nhiều đặc sản độc đáo như cơm gà, mì Quảng, cao lầu, bánh đập, xí mà… Trong đó không thể không nhắc đến những chiếc bánh trong veo, giản dị chính là bánh bao và bánh vạc, hay còn gọi là bông hồng trắng. Cái tên mĩ miều ấy khơi gợi trí tò mò của biết bao du khách. Bánh bao, bánh vạc là hai loại có tên gọi khác nhau nhưng thường có mặt trong cùng một đĩa bánh và cùng có chung một loại nước chấm rất đặc biệt: không quá mặn, không quá nhạt và có hương thơm, vị ngọt của thịt tôm. Bánh bao, bánh vạc được chế biến từ bột gạo, nhưng đòi hỏi sự khéo léo của người chế biến từ khâu lọc gạo cho đến vân bánh. Loại gạo được chọn để làm bánh phải là gạo lúa mới, thơm, dẻo. Để bột bánh ngon, gạo xay xong cần lọc nhiều lần qua nước, tuyệt đối không dùng chất tẩy trắng hay hàn the.

Bánh đập - Hến xào

Trong ẩm thực Hội An Quảng Nam món bánh đập hến xào dường như là một trong những món ăn được du khách quan tâm nhiều nhất khi đi du lịch Hội An đặc biệt là những người thích du lịch bụi.     Bánh tráng đập gồm 2 lớp, lớp bánh tráng nướng tương đối mỏng đường kính khoảng 20cm, được nước có mầu hơi vành Khi ăn, người bán trải trên bánh một lớp bánh tráng mỏng mềm và dẻo, có độ lớn tương đương và dùng cạnh bàn tay để “đập” xấp bánh này làm đôi hoặc dùng tay xén nhẹ để bánh bể ra. Phần bánh tráng nướng vì dòn nên bị vỡ, phần bánh tráng mỏng kèm theo, có dộ dẻo, mềm và dính nên giữ bánh tráng nướng lại, không bị rơi ra ngoài. 
Bánh tráng mỏng phải trắng và dẻo, được đúc từ gạo quê dẻo thơm. Có nơi người ta thoa lên bề mặt của bánh ướt một ít dầu phụng (thứ thiệt) đã phi hành, tỏi rất thơm và bắt mắt. Hai loại bánh khô và ướt này sắp chồng lên nhau. Bánh tráng đập chấm với mắm nêm hoặc mắm cái mới ngon, nhất là gia thêm chanh, mì chính, ớt bột… Bẻ miếng bánh khoảng 2 ngón tay, chấm mắm đưa vào miệng nhai vừa dòn, vừa dẻo, vừa thơm.Bạn chỉ cần qua cầu Cẩm Nam, quán Bến Tre : đi qua cây cầu Cẩm Nam nhỏ xinh chừng 100m, con đường đột ngột bẻ cong sang trái, vừa qua khúc cua này ngay trước mắt chúng ta hiện lên một dãy hàng quán san sát nhau và trên mỗi tấm bảng hiệu đều đề món đặc sản của khu vực này: “chè bắp, bánh đập, hến xào”.

Chè bắp

Bên cạnh những món ăn bình dân như: bánh đập, bánh cuốn, bánh bèo... Hội An còn nổi tiếng với một món ăn dân dã, đó là chè bắp. Ở Hội An, chè (cháo có đường) được bán khắp nơi, từ những trục đường chính, cho đến những con đường xa xôi hẻo lánh ở các vùng quê. Chè ở đây được chế biến một cách tinh tế, phong phú về chủng loại: chè đậu đen, chè đậu xanh, chè đậu ván, chè thưng, chè tàu xá, chè trôi nước. Chè bắp – một món ăn dân dã trở nên rất nổi tiếng ở Hội An là bởi nó được chế biến từ bắp Cẩm Nam ngon có tiếng của xứ Hội.

Bánh bèo Hội An

Trong các món ăn chế biến từ gạo, sau mỳ Quảng, bánh bèo là một món ăn chiếm được sự ưa chuộng của đông đảo cư dân Hội An, nhất là cư dân ở các vùng nông thôn.Để làm bánh bèo, người ta chọn loại gạo ngon cho vào ngâm nước để gạo mềm rồi xay thành nước bột mịn. Bánh ngon hay dở phụ thuộc phần lớn vào khâu xay này. Nước bột không được đặc quá, vì đặc bánh sẽ cứng, ít dẽo. Nếu lõng quá, bánh sẽ nhão, không đứng tròng (chén bánh không trũng ở giữa). 

Mỳ Quảng

Cũng gần giống như Cao lầu, là món ngon nổi tiếng của vùng đất Quảng Nam và rất hay bị nhầm với Cao lầu nhưng chỉ cần nếm thử một lần thôi, bạn sẽ thấy đây là hai món ăn khác biệt hoàn toàn. Mỳ Quảng thường được ăn cùng với tôm, thịt, trứng cút… tất cả đều ngấm gia vị thấm thía. Khi ăn cũng không thể thiếu bánh tráng nướng giòn và rau ăn kèm nữa.                                                                  

Hoành thánh

Hoành thánh là món ăn của người Hoa nhưng tồn tại ở Hội An khá lâu rồi nên có thể coi đây là một đặc sản của Hội An. Hoành thánh có nhiều loại: hoành thánh súp, hoành thành mì, hoành thánh chiên… rồi mỗi loại còn chia ra thành heo, gà, tôm nữa. Thế nên để nếm thử được hết tất cả các loại thì cũng tốn khá nhiều tiền của đấy nhỉ? Theo kinh nghiệm thì Hoành thánh gà và heo rất dễ ăn, Hoành thánh tôm thì thơm và ngọt hơn, còn Hoành thánh chiên thì hơi ngấy một chút.

Bán tráng ( Bánh cuốn - Bánh ướt) - Bánh cuốn thịt nướng

Cũng gần giống với bánh cuốn Thanh Trì ở Hà Nội nhưng thay vì là bánh tráng mỏng kèm với nhân mọc nhĩ thì ở Hội An, bánh tráng còn có thêm tôm chấy nữa. Khi ăn, bánh được rưới thêm mỡ hành rất thơm và ăn kèm chả lụa (giò lụa). Nhưng hiện nay bánh cuốn Hội An đã được  cải biến với nguyên liệu thịt nướng. Đây là món ăn rất được ưa thích gần đây của dân du lịch bụi. Các quán gánh vỉa hè luôn là lựa chọn ưu tiên của dân phượt. Bởi lẽ cái mùi hương của thịt xiên đã đánh thức khứu giác và vị giác nhạy bén của họ.

Bánh xèo Hội An

Có thể nói bánh xèo là một món ăn dân dã tuy nhiên đòi hỏi không ít sự cầu kỳ, sự cẩn thận, khéo léo và tập trung. Để có được một chiếc bánh ngon thì người đầu bếp phải cẩn thận chi tiết từ khâu làm bột bánh cho đến pha chế nước chấm rồi sự pha trộn giữa các vị rau và gia vị để tạo nên được sự tổng hợp hài hòa giữa 4 vị đắng, cay, chua, ngọt, quan trọng lớp bánh tráng phải mỏng, giòn nhưng không bị vỡ, vàng nhưng không bị cháy.Ở phố cổ Hội An và mùa lạnh thì bánh xèo là loại bánh thịnh hành nhất. Vào những ngày này, trong quán bất cứ giờ nào cũng đều có khách đến ăn. 

Chợ đêm Hội An

Địa chỉ: phố Nguyễn Hoàng, đối diện Chùa Cầu, Hội An

Nằm ngay bên bờ sông Hoài đối diện với Chùa Cầu, Khu Chợ Đêm Nguyễn Hoàng (Đường Nguyễn Hoàng, Phường Minh An -  Thành Phố Hội An) là nơi tham quan giải trí khá lý tưởng cho du khách tham quan Phố Cổ Hội An. Khu Chợ Đêm Nguyễn Hoàng mở cửa từ 17h - 23h hàng ngày trên tuyến phố đường Nguyễn Hoàng và La Hối dài gần 300m.  Thành lập cách đây không lâu, nhưng khu chợ đêm Nguyễn Hoàng đang ngày càng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến mua sắm, ăn uống lúc về đêm.

Chợ Hội An

Địa chỉ: Đầu phố Bạch Đằng, Trần Phú, Nguyễn Thái Học,  Hội An

Theo nhiều nguồn tư liệu cho biết, chợ Hội An hiện nay được lập vào khoảng năm 1848 (sau khi đường Nguyễn Thái Học được hình thành từ sau 1840). Nguyên xưa chợ nằm ở khi vực phía trước Đình Ông Voi (Đình Hội An), chạy theo đường Lê Lợi đến đường Trần Phú, giáp bờ sông (chưa có đường Nguyễn Thái Học).

Yaly Silk

Địa chỉ: 47 Nguyễn Thái Học, Hội An

Những người thợ may tại tiệm may Yaly là trong số những người thợ may nổi tiếng nhất Hội An. Họ cho ra đời những mẩu thiết kế dựa trên chất liệu vải, hoa văn, đảm bảo khách sẽ cảm thấy tự tin khi mặc trang phục do họ may, dù chất lượng sản phẩm đôi khi bị kêu ca, nhưng giá thành rẻ và đa dạng chất liệu vải cũng như kiểu dáng khiến cho tiệm luôn đông khách.

Á Đông silk

Địa chỉ:số 40 Lê Lợi, Hội an

Tiệm may được yêu thích bởi chất lượng và sự ân cần của họ. Bí quyết thành công của A Dong silk có lẽ bắt nguồn từ sự thấu hiểu mong muốn của khách hàng, cũng như kiến thức dày dặn của nhân viên để tư vấn về các loại vải, kiểu may sao cho khách hài lòng nhất. Mẫu mã vải vóc phong phú cũng là ưu điểm của tiệm may này.

Ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm 

Lễ do cộng đồng Hoa kiều sinh sống ở Hội An tổ chức tại Hội quán Phúc Kiến và hội quán Ngũ Bang (Hội An) vào ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm, để tưởng nhớ, suy tôn Bà Thiên Hậu
Bà Thiên Hậu có gốc tích tại Phúc Kiến (Trung Quốc). Bà sống vào đời Tống, bà có tài tiên đoán gió mưa, bão lụt nên đã giúp cho người dân (nhất là ngư dân) tránh được cơn nguy hiểm.

Ngày 12 tháng 2 âm lịch hàng năm

Đây là một trong những lễ hội truyền thống diễn ra hàng năm tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Lễ hội diễn ra trong không khí tưng bừng náo nhiệt từ sáng đến tối mịt mới chấm dứt. Vào dịp diễn ra lễ hội, nhiều đoàn khách từ địa phương khác đến đây cùng tranh tài trong các cuộc đua.Đây là lễ hội dân gian truyền thống lâu đời của cư dân trong vùng nhằm tưởng nhớ Bà Thu Bồn. 

Ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm

Hàng năm, cứ vào ngày Rằm tháng Bảy, nhiều người Việt Nam nói chung và người Hội An nói riêng lại đi lễ chùa cầu nguyện cho những người đã khuất được siêu thoát, đặc biệt là cầu cho mẹ được sống đời với ta. Tại nhiều ngôi chùa ở Hội An, đại lễ Vu Lan được tổ chức trong tình cảm ấm áp khi tất cả mọi người đều dành trọn tấm lòng hướng về các bậc sinh thành.

Ngày kỵ của cá Ông hàng năm

Lễ tế cá Ông thường được tổ chức tại lăng Ông vào ngày kỵ (ngày mất) của cá Ông hoặc nơi có cá Ông chết. Lễ tế cá Ông có nguồn gốc tín ngưỡng nguyên thủy của cư dân vùng duyên hải. Sau lễ tế có tổ chức hát bả trạo, hát bội và hát hò khoan.Trong ngày lễ bàn thờ được trang hoàng hết sức rực rỡ, trang nghiêm. Các nhà đều đặt bàn hương án bày đồ lễ cúng. Trên mỗi tàu thuyền đều chăng đèn kết hoa.

Ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm

Theo phong tục người Việt, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám hằng năm – tính theo lịch ta. Tháng tám âm lịch theo truyền thuyết là đêm thu đẹp nhất trong năm vì trăng thật to tròn, sáng và đẹp.Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng. 

Ngày 15 tháng giêng âm lịch hàng năm

Đây là một trong những lễ tết quan trọng trong cộng đồng cư dân Hội An, đặc biệt là đối với bà con người Hoa. Nguyên là thứ nhất, Tiêu là đêm. Nguyên tiêu là đêm rằm đầu tiên của một năm (ngày rằm tháng giêng âm lịch). Vào ngày này, có thể bắt đầu vào thời Tây Hán ở Trung Quốc, người ta còn tiến hành nghi thức rước đèn lồng rất đẹp mắt và long trọng.

Ngày 9, 10 tháng 3 âm lịch hàng năm

Giỗ Tổ nghề Yến là một lễ lệ dân gian có từ lâu đời nhằm cầu mong biển trời phù hộ và tưởng niệm tri ân các bậc tiền bối đã có công trạng đối với nghề khai thác Yến sào; đồng thời nâng cao niềm tự hào và ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm của vùng biển đảo thân yêu. Tuy nhiên, lễ lệ giỗ tổ nghề Yến từng bị mai mọt khá nhiều qua thời gian và bao biến thiên lịch sử, mới được lưu tâm phục hồi mấy năm gần đây nhưng lại thiếu tính chủ động và ổn định.

Ngày 10 tháng giêng âm lịch hàng năm

Vào ngày mồng 10 tháng giêng âm lịch hàng năm, hàng trăm hộ dân làng gốm Thanh Hà, Hội An đều tập trung về miếu Nam Diêu thành kính giỗ tổ trong sự chứng kiến của đông đảo đại biểu Thành phố và khách du lịch thập phương.Lễ hội làng Gốm, một hoạt động văn hóa tinh thần của cộng đồng cư dân Thanh Hà - Hội An luôn diễn ra sôi nổi, đậm tính dân gian với nhiều nghi thức cổ truyền được chính các nghệ nhân và bà con nhân dân trong làng thực hiện.

Đầu tháng giêng âm lịch hàng năm

Long Chu là từ chỉ chiếc thuyền làm theo hình con rồng. Đây là phương tiện sang trọng dành riêng cho vua chúa ngự lãm hoặc tuần du ngày xưa. Với dân gian xưa, ôn hoàng, dịch lệ là lực lượng siêu nhiên gây hại cho người, đáng ghét đáng sợ nhưng cũng cần kính nể. Vì vậy, làm Long Chu là dựa theo loại thuyền của vua để chởthần, tướng, âm binh áp tải, tống quái, tống ôn và xú uế đi, mong hưởng cái tốt lành cho nơi cư trú của con người.

Ngày 7 tháng giêng âm lịch hàng năm

Hằng năm cứ vào ngày mùng 7 tháng giêng âm lịch, người dân thôn Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP. Hội An) lại tổ chức lễ hội cầu Bông để tri ân các bậc tiền nhân, người đã khai lập làng rau Trà Quế và cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.Sau lễ cầu Bông, dân làng hạ nêu ra đồng bắt tay vào vụ mới.

Bệnh viện Thái Bình Dương Hội An

Địa chỉ: 06 Phan Đình Phùng – Tp. Hội An – Quảng Nam
Điện thoại:  (84) 510 3921656 – 3921887

Bệnh viện Thái Bình Dương là một Bệnh viện Đa khoa quy mô gồm 120 giường đầy đủ các khoa: Cấp cứu, Hồi sức, Nội – Tim mạch, Ngoại, Sản, Nhi, Tai – Mũi – Họng, Răng – Hàm – Mặt, Mắt, Da liễu… 

Bệnh viện đa khoa Hội An

Địa chỉ: số 4 Trần Hưng Đạo, Hội An - Quảng Nam

Điện thoại:0510 3914 660